(HBĐT) - Trong những năm qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Sở NN&PTNT) đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước (QLNN) về lĩnh vực an toàn trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) nông, lâm, thủy sản, từng bước tiếp cận với hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, đáp ứng nhu cầu của xã hội.



Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và các doanh nghiệp thực hiện quy trình nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cho biết: Giai đoạn 2016 -2019 là thời gian cao điểm hành động về an toàn thực phẩm (ATTP), Chi cục đã tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo tăng cường QLNN liên quan đến lĩnh vực quản lý chất lượng ATTP. Cụ thể, đã tham mưu ban hành 4 quyết định, 4 kế hoạch của UBND tỉnh, 114 văn bản các loại liên quan đến công tác chất lượng ATTP và quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Riêng năm 2019, số lượng văn bản tham mưu cho lãnh đạo Sở đạt 133,33% kế hoạch. Bên cạnh đó, Chi cục đã tổ chức thanh tra theo kế hoạch 18 cơ sở SXKD nông sản thực phẩm, xử lý vi phạm hành chính 7 cơ sở với số tiền phạt 15,4 triệu đồng; triển khai 5 đợt thanh tra đột xuất với 36 cơ sở được thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính 24 cơ sở, tổng tiền phạt 82 triệu đồng, phạt cảnh cáo 2 cơ sở. Tham mưu lãnh đạo Sở thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu. Theo đó, đã kiểm tra 15 Ban chỉ đạo ATTP tuyến huyện; 10 Ban chỉ đạo ATTP tuyến xã; 139 cơ sở SXKD, phân phối thực phẩm, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống; xử phạt vi phạm hành chính 30 cơ sở, với tổng tiền 50,25 triệu đồng, góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP trên địa bàn.

Chi cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức chương trình tập huấn, phổ biến quy định của pháp luật về ATTP, quy trình thực hành nông nghiệp tốt, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho người SXKD nông, lâm, thủy sản. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hội chợ, tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn, đặc sản vùng miền tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố... Phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện các phóng sự về thực phẩm sạch, an toàn như: cá sông Đà, rau hữu cơ Lương Sơn, gà Lạc Sơn, rau su su Quyết Chiến, xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Tôm, cá sông Đà”, "Bưởi đỏ Tân Lạc”, "Cam Lạc Thủy”, "Cam Cao Phong”...; hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện ATTP; tổ chức lấy 858 mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản (thịt lợn, thịt gà, cá, rau củ quả các loại, chè, cá khô...) để kiểm định chất lượng ATTP. Ngoài ra, Chi cục đã xây dựng, tổ chức triển khai được 9 dự án, mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản bảo đảm ATTP, đẩy mạnh ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc và sử dụng QR Code đối với 5 nhóm sản phẩm…

Với những thành tích đó, Chi cục được tặng bằng khen của UBND tỉnh năm 2019 và được Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh đề cử là đơn vị tiêu biểu dịp sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.


Lê Chung


Các tin khác

Không có hình ảnh

Xã Ngọc Sơn nâng cao cảnh giác, phòng ngừa thiên tai

(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, xã Ngọc Sơn nằm ở độ cao khoảng 650 m so với mặt nước biển. Địa hình nhiều đồi dốc cao, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, đá vào mùa mưa bão. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã đã đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Đảm bảo an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại tối đa tài sản của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.

Diễn tập an toàn, xử lý sự cố, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(HBĐT) - Ngày 28/4, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) tổ chức diễn tập an toàn, xử lý sự cố, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2020 trên địa bàn quản lý của Điện lực Kim Bôi, Điện lực Cao Phong, Điện lực TP Hòa Bình và Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế.  

Công nghệ sinh học nâng tầm thương hiệu nông sản Hòa Bình

(HBĐT) - Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) được coi là giải pháp đột phá trong phát triển nền nông nghiệp. Bắt nhịp với xu thế này, những năm qua, tỉnh đã tích cực ứng dụng CNSH để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo đà để phát triển nông nghiệp bền vững.

Tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N6 trước đại dịch Covid-19

(HBĐT) - Từ ngày 25/2 - 9/3/2020, dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 3 hộ thuộc xã Liên Sơn (Lương Sơn) với tổng số gia cầm phải tiêu hủy là 10.400 con, trong đó, gà 4.450 con; vịt, ngan 5.950 con. Từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên, tỉnh quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch. Hiện, trên địa bàn tỉnh không xuất hiện thêm ổ dịch. Các địa phương đã công bố hết dịch.

Huyện Kim Bôi: Trình diễn mô hình máy bay phun thuốc không người lái công nghệ 4.0

(HBĐT) - Ngày 27/4, tại cánh đồng Bất, thôn Trạo, xã Hợp Tiến, UBND huyện Kim Bôi phối hợp với Công ty CP Nicotex Hà Nội tiến hành trình diễn mô hình máy bay phun thuốc không người lái công nghệ 4.0. Buổi trình diễn có sự tham dự của đại biểu Sở NN&PTNT, Huyện ủy, UBND huyện và các xã Vĩnh Đồng, Mị Hòa, Nam Thượng, Tú Sơn.  

Sản xuất thành công sinh phẩm mới, Việt Nam làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), sáng 27/4. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục