(HBĐT) - Bất cứ khi nào trời đổ mưa, dù đang ở nương xa hay việc dang dở, anh Bàn Văn Hà, Triệu Văn Tuấn và những người đàn ông trụ cột trong gia đình ở xóm Suối Nhúng, xã Sơn Thủy (Mai Châu) lại vội vàng trở về nhà. Bởi, những ngôi nhà nhỏ của họ nằm chênh chếch bên sườn đồi. Một bên là vách dựng đứng, bên còn lại là bờ suối Nhúng. Mỗi khi mưa to, nước dâng cao, những ngôi nhà nhỏ đều có nguy cơ trượt sạt xuống dòng suối cuồn cuộn nước.
Do không có mặt bằng để làm nhà, nhiều hộ dân xóm Gò Lào, xã Sơn Thủy (Mai Châu) phải làm nhà ven suờn đồi, ngay cạnh suối, đối diện với nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ.
Nhìn dòng nước suối Nhúng đục ngầu, cuồn cuộn nước từ thượng nguồn đổ về, anh Triệu Văn Tuấn bần thần: Do lòng suối hẹp lại có độ dốc lớn, chỉ cần một trận mưa to, nước từ thượng nguồn dồn về rất nhanh. Thế nên, những ngôi nhà nhỏ chênh vênh bên suối có nguy sơ bị sạt, trượt bất cứ lúc nào...
Theo đồng chí Bùi Văn Yêu, Bí thư Đảng ủy xã, thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, Sơn Thủy là xã được sáp nhập từ các xã: Phúc Sạn, Ba Khan và 2 xóm Suối Lốn, Mó Rút của xã Tân Mai (cũ). Xã hiện có 11 xóm, 999 hộ, với hơn 4.100 nhân khẩu. Ngoài các xóm của xã Ba Khan (cũ) có địa hình bằng phẳng, các xóm còn lại đều có địa hình đồi núi, chia cắt, nguy cơ sạt lở cao.
Theo thống kê, toàn xã có khoảng 400 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao rải rác ở các xóm. Trong đó, xóm Gò Lào có khoảng 143 hộ (hơn 40 hộ thuộc diện đặc biệt nguy hiểm về nguy cơ sạt lở), xóm Suối Nhúng có 43 hộ; xóm Bãi Sang 43 hộ, xóm Gò Mu 22 hộ, xóm Sộp khoảng 20 hộ... Đặc biệt nguy hiểm là các hộ dân ở xóm Suối Nhúng. Các hộ này đều làm nhà ở trên các triền đồi, ven suối. Khi mưa to, nước lũ dồn về, hầu hết các hộ dân đều có nguy cơ bị trượt sạt, trôi cả nhà xuống suối, gây thiệt hại về tài sản, thậm chí tính mạng người dân.
Chỉ tay về phía ngôi nhà gỗ nằm chênh chếch trên sườn đồi, cách không xa lòng suối Nhúng, anh Triệu Văn Sơn nơm nớp nỗi lo: Trong đợt mưa lũ năm 2018, nhà tôi cũng đã bị trượt sạt một phần xuống suối. Do địa hình khu vực xóm chủ yếu là đồi núi và ven suối, nên cũng chỉ xả đất, tạo mặt bằng để làm chỗ ở, dựng tạm căn nhà gỗ. Dù vậy, cũng chưa thể yên tâm, nhất là khi mưa to liên tục, nước suối dâng cao có thể tiếp tục sạt trượt đất, đá, làm nhà cửa bị trôi xuống con suối Nhúng phía dưới. Như mấy trận mưa vừa rồi, ở trong nhà nghe nước suối cuồn cuộn chảy mà chẳng thể nào chợp được mắt...
Xung quanh vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Yêu, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, cấp ủy, chính quyền xã đã kiến nghị lên cấp trên có phương án, xem xét giải quyết để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng người dân trong thời điểm mưa bão. Do điều kiện khó khăn về mặt bằng, đất đai, nên xã cũng đã đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, triển khai xây dựng khu tái định cư tại chỗ cho các hộ dân ở một số xóm có nguy cơ chịu ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ, nguy cơ sạt lở cao như ở xóm Gò Lào, Suối Nhúng, Suối Lốn... Cùng với đó, trên quan điểm đảm bảo an toàn tính mạng con người là trên hết, mỗi khi mưa to, hay diễn biến thời tiết bất thường, xã đều huy động lực lượng đến động viên, di chuyển các hộ ở những khu vực cheo leo, sườn núi, ven suối chịu ảnh hưởng của mưa lũ đến những nơi đảm bảo an toàn, đặc biệt ở các xóm Gò Lào, Suối Nhúng, phần lớn hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao. Hơn nữa, để chủ động ứng phó với tình hình diễn biến thiên tai, thời tiết bất lợi, địa bàn bị chia cắt, ngay từ đầu năm 2020, xã đã xây dựng, triển khai kế hoạch công tác phòng, chống thiên tai, lũ bão đến từng địa bàn, khu vực. Trong đó, "xã xác định phương châm "4 tại chỗ” là giải pháp phù hợp, hiệu quả, nhằm kịp thời huy động lực lượng, phương tiện, vật chất tại chỗ để ứng cứu, xử lý kịp thời các tình huống trong mưa bão. Bởi khi xảy ra mưa lũ, nhiều địa bàn bị cô lập, đường giao thông bị chia cắt. Việc hỗ trợ giữa các xóm gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, khoảng cách từ xóm này đến xóm khác xa nhau. Tính từ điểm đầu xã là xóm Khan Thượng đến xóm cuối xã là Suối Nhúng cách nhau khoảng 30 km, nên không thể huy động lực lượng, phương tiện từ xóm khác đến ứng cứu ngay lập tức được” - đồng chí Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Ngày 3/9, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức và truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP), quy định điều kiện, thủ tục hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm cho cán bộ hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP. Tham dự lớp tập huấn có hơn 50 học viên là cán bộ phòng Y tế, phòng NN&PTNT, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; cán bộ, chuyên viên các phòng chức năng thuộc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
(HBĐT) - Tỉnh có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 298.013 ha, chiếm 64,66%. Diện tích quy hoạch rừng sản xuất 149.429 ha, chiếm 51,7% tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp. Để nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp thì việc quản lý, nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế tại tỉnh, tỷ lệ giống cây lâm nghiệp có chất lượng tốt được người trồng rừng sử dụng chỉ chiếm khoảng dưới 40%. Người dân chủ yếu sử dụng nguồn giống kém chất lượng, không rõ xuất xứ hoặc tự ươm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của trường phân kỳ trên cao, ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ C.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 28 - 29/8, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh phối hợp Chương trình phát triển vùng huyện Yên Thủy, Đảng ủy, UBND xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) tổ chức tập huấn và diễn tập phòng, chống thiên tai trong các tình huống sạt lở đất, phòng chống bão, lốc cứu hộ dân vùng lũ; xử lý sơ cấp cứu đuối nước và các tai nạn thương tích trong tình huống khẩn cấp. Tham gia diễn tập có lãnh đạo UBND, đại diện các ban, ngành của xã, lực lượng công an chính quy, đội xung kích và bà con Nhân dân xã Lạc Sỹ.
(HBĐT) - Đó là 2 giải pháp chính đang được tỉnh triển khai nhằm khắc phục một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, đề tài khoa học và công nghệ (KH&CN) thời gian qua. Đồng thời thúc đẩy, nâng cao tính ứng dụng của các nhiệm vụ, đề tài vào phát triển KT-XH địa phương.
Bài 2 - Hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy liên kết trong ứng dụng đề tài