(HBĐT) - Truyền thông, giảm nghèo về thông tin là 1 trong 5 chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2016-2020. Trong 5 năm qua, tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông về cơ sở nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác GNBV.


Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở TT&TT chứng kiến lễ bàn giao mô hình điểm Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông cho xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy).

Giai đoạn 2016-2020, việc áp dụng phương pháp tiếp cận đo lường hộ nghèo chuyển từ đơn chiều sang đa chiều, thực hiện không chỉ bằng nhóm tiêu chí thu nhập mà bằng cả nhóm tiêu chí phí thu nhập, gồm: Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và thông tin. Theo đó, nhận thức, hành động của nhiều ngành, nhiều cấp và của chính người dân cần được thay đổi để thích ứng, phát huy hiệu quả.

Được giao nhiệm vụ triển khai dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tập trung vào một số nội dung cụ thể: Nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác TT&TT về công tác giảm nghèo cho cán bộ văn hóa, thông tin cơ sở; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo; tăng cường nội dung thông tin, đa dạng hình thức thể hiện, đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Trên cơ sở đó, Sở phối hợp các ngành chức năng, huyện, thành phố tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Triển khai các gói hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện nghe, nhìn về cơ sở, chú trọng các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Theo phân cấp, Phòng LĐ-TB&XH, Phòng VH-TT, Phòng Dân tộc, Trung tâm VH-TT&TT cùng phối hợp triển khai công tác truyền thông giảm nghèo về cơ sở.

Theo thống kê, giai đoạn 2018-2020, tỉnh đã trang bị 3 bộ phương tiện tác nghiệp cho cấp huyện; 40 bộ phương tiện tác nghiệp cho 40 xã. Tổ chức 36 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 1.780 cán bộ TT&TT cơ sở. Xây dựng một số chương trình tuyên truyền về GNBV và hỗ trợ phát sóng trên hệ thống đài truyền thanh cơ sở. Xuất bản 10.200 cuốn bản tin GNBV tuyên truyền chế độ, chính sách về giảm nghèo đến các thôn, bản, tổ dân phố. Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng phát sóng các chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền về giảm nghèo, chế độ, chính sách, giới thiệu kinh nghiệm, cách làm hay, kiến thức khoa học kỹ thuật, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng trong cộng đồng.

Nhìn lại 5 năm triển khai, thực hiện Chương trình MTQG GNBV trên địa bàn, đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nhận định: Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa thực sự bền vững. Bên cạnh những nguyên nhân như: Nguồn đầu tư chưa tương xứng, các địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng thiên tai, một bộ phận người dân chưa thực sự nêu cao ý thức thoát nghèo…, có một nguyên nhân dễ nhận thấy, đó là năng lực của một bộ phận cán bộ cơ sở, nhất là ở xã vùng sâu, cao, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai và chất lượng chương trình GNBV. Để thực hiện tốt hơn nữa chương trình GNBV trong giai đoạn tới, cùng với việc huy động các nguồn lực, hướng dẫn triển khai có hiệu quả việc triển khai các chương trình giảm nghèo ở cơ sở, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục tham mưu cho tỉnh chỉ đạo duy trì tốt dự án truyền thông giảm nghèo về thông tin. Qua đó, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, chính sách về GNBV nói riêng đến mọi tầng lớp Nhân dân. Phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,5 - 3%/năm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.


Thúy Hằng


Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục