(HBĐT) - Nếu huyện Lương Sơn được coi là hạt nhân vùng động lực kinh tế của tỉnh thì thị trấn Lương Sơn được kỳ vọng là "hạt nhân phát triển" của huyện - nơi hội tụ đầy đủ, tinh gọn nhất những giá trị tốt đẹp, điển hình của huyện nông thôn mới Lương Sơn.


Hạ tầng khu trung tâm thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) được đầu tư đồng bộ, từng bước hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại - dịch vụ giai đoạn 2020 - 2025.

Nhìn lại nhiệm kỳ 2015 - 2020 có thể thấy, thành tựu nổi bật Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị trấn Lương Sơn tự hào là việc thị trấn và khu vực mở rộng được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào cuối năm 2019. Kết quả này tạo thêm động lực để thị trấn phát triển xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của toàn huyện, đồng thời, đặt nền tảng vững chắc góp phần quan trọng "sớm thành lập thị xã Lương Sơn” như mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy đã đề ra. 

Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy, huyện Lương Sơn đã huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng vùng trung tâm huyện, nòng cốt là thị trấn Lương Sơn trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã Lương Sơn. Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, kết cấu hạ tầng của thị trấn từng bước được đầu tư, đảm bảo quy hoạch theo tiêu chí đô thị loại IV. Kết quả đến nay, hệ thống giao thông cơ bản được nâng cấp; các xóm, tiểu khu có hệ thống chiếu sáng đường giao thông; vỉa hè quốc lộ 6 đã hoàn thành; việc đặt tên đường, tên phố, số nhà hoàn tất; nhà ở dân cư được nâng cao cả về chất lượng, mỹ quan đô thị lẫn quy mô công trình. Đặc biệt, thị trấn đã giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông do họp chợ gây ra, khu chợ trung tâm mới của thị trấn đã đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả tích cực. Cùng với đó là sự xuất hiện mới mẻ của các nhà hàng, siêu thị, sự khởi động đầy tiềm năng của các dự án nhà ở dân cư và khu đô thị mới… 

Lương Sơn là huyện cửa ngõ phía Đông của tỉnh. Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 6, 21, đường Hồ Chí Minh chạy qua, tạo cho Lương Sơn trở thành  cầu nối giữa đồng bằng châu   thổ sông Hồng với miền núi    Hòa Bình - Tây Bắc. Huyện tiếp giáp trực tiếp với vùng Thủ đô, được xếp vào vị trí những khu đô thị vệ tinh quan trọng trong chiến lược phát triển của vùng Thủ đô. Đây chính là lợi thế nổi bật trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH của huyện Lương Sơn. Bám sát chiến lược chung của huyện, thị trấn Lương Sơn có vai trò là "hạt nhân phát triển”, cùng với khu vực mở rộng tạo thành vùng đô thị phát triển KT-XH theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu trong tương lai gần góp phần quan trọng xây dựng huyện Lương Sơn trở thành thị xã.   

Đồng chí Hoàng Việt Hải, Bí thư Đảng ủy thị trấn Lương Sơn nhấn mạnh: Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ thị trấn tiếp tục bám sát mục tiêu đã hoạch định với quyết tâm phát triển thị trấn trở thành vùng kinh tế động lực, năng động của huyện. Đây chính là mục tiêu quan trọng hàng đầu, được thể chế bằng chương trình hành động đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Lương Sơn lần thứ IX. Cụ thể, hướng tới mục tiêu đến năm 2025, thị trấn cơ bản đạt tiêu chí đô thị hành chính cấp phường, Đảng bộ sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai các nhóm giải pháp tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Lương Sơn lần thứ IX đã đề ra, phấn đấu đến năm 2025, cơ cấu kinh tế CN-TTCN đạt 35%; dịch vụ - thương mại đạt 55%; nông - lâm nghiệp đạt 10%; thu ngân sách tăng 15%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 83 triệu đồng/ năm… Cùng với những chỉ tiêu kinh tế mang tính cách mạng, trong giai đoạn phát triển mới, thị trấn tiếp tục triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng trung tâm thị trấn, thực hiện đồng bộ các quy hoạch phát triển KT-XH, xứng đáng là "hạt nhân phát triển” của huyện trên lộ trình phấn đấu trở thành thị xã Lương Sơn vào năm 2025.

Thu Trang

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục