(HBĐT) - Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông trong phát triển KT-XH nói chung và với nông nghiệp, nông thôn nói riêng, những năm qua, phát triển giao thông nông thôn (GTNT) của tỉnh được các ngành chức năng và các địa phương coi trọng trong việc huy động, ưu tiên nguồn lực thực hiện.

 


Hệ thống đường giao thông nông thôn xóm Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) được cứng hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Các huyện, thành phố tích cực tuyên truyền, vận động, huy động sức người, sức của từ Nhân dân tham gia làm GTNT. Theo đó, đã có hàng nghìn hộ tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyển cổng, tường rào để làm đường. Phong trào làm GTNT phát triển, lan rộng ở các nơi với chủ trương "Nhà nước và Nhân dân cùng làm", điển hình như tại các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Lương Sơn…

Xóm Đồi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) được công nhận là khu dân cư (KDC) nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tiêu biểu của tỉnh. Nơi đây không chỉ được biết đến với những vườn mẫu và nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, mà còn ghi nhận sức mạnh từ người dân giúp xóm có diện mạo khang trang. Trong đó, ấn tượng nhất là hệ thống giao thông thuận lợi. Tìm hiểu được biết, trong quá trình xây dựng KDC NTM kiểu mẫu, xóm có 10 hộ tự nguyện hiến 2.000 m2 đất thổ cư, 3.000 m2 đất ruộng để mở rộng đường. Cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và các hộ đóng góp, hiện, 3,5/3,5 km đường giao thông của xóm đã cứng hóa và cơ bản được trồng hoa, cây xanh, giúp đường, ngõ thêm sạch, đẹp và thúc đẩy phát triển KT-XH.

Cũng như xóm Đồi, những năm gần đây, rất nhiều xóm, xã trong tỉnh đã ưu tiên nguồn lực cho GTNT. Bằng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM và lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án, đến nay, toàn tỉnh đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa trên 900 công trình hạ tầng GTNT; nâng cấp, nhựa hóa, bê tông hóa trên 6.380 km đường; xây mới, cải tạo, bảo trì 3.782 cầu, cống, đường tràn trên các tuyến GTNT.

Đặc biệt, thực hiện Đề án cứng hóa đường GTNT tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh đã hỗ trợ 100% vật liệu khi bê tông hóa đường tại các thôn đặc biệt khó khăn, các xã khu vực III, các xã thuộc vùng đặc thù. Đối với những xã thuộc khu vực II được hỗ trợ xi măng, cát (sỏi); các xã khu vực I được hỗ trợ xi măng. Đồng chí Bùi Đức Hậu, Giám đốc Sở GTVT cho biết: Thực hiện Đề án cứng hóa đường GTNT trên địa bàn tỉnh, chính quyền các cấp và Nhân dân đều nhận thức rõ được hiệu quả của đề án về cả kinh tế và xã hội. Với vai trò quan trọng của hệ thống đường giao thông nói chung, đường GTNT nói riêng, cùng hiệu quả khi cứng hóa đường GTNT bằng hình thức "Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân tự làm” đã góp phần thúc đẩy sự phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, kinh tế của Nhân dân vùng nông thôn trong tỉnh.

Sau 4 năm, Đề án cứng hóa đường GTNT được thực hiện lồng ghép từ nhiều chương trình, đề án như: Xây dựng NTM, 135, giảm nghèo bền vững... toàn tỉnh đã hoàn thành bê tông hóa, nhựa hóa 1.088 km đường (vượt kế hoạch đề ra 111 km), tổng kinh phí thực hiện 2.407,576 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng NTM làm được 238,47 km; Dự án giảm nghèo 42,91 km; Chương trình 135 làm 161,84 km; ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện đề án khoảng 149 km; nguồn vốn khác (ngân sách huyện, xã, ODA, sự nghiệp…) làm được gần 496 km. Theo đó, tỷ lệ đường GTNT được nhựa hóa, bê tông hóa tăng từ 36,43% cuối năm 2016  lên 57% cuối năm 2020. Với sự ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước trong làm đường đã giúp nhiều vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh có cơ hội kết nối với vùng trung tâm, khu vực lân cận, giúp đời sống Nhân dân trong vùng từng bước được nâng cao.

Từ huy động và ưu tiên nguồn lực làm đường GTNT, tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 80/131 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH vùng nông thôn.

Bình Giang


Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục