(HBĐT) - Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 298.013 ha, chiếm 64,66% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đó là tiềm năng và cơ hội để tỉnh phát triển các giá trị của hệ sinh thái rừng, gồm: giá trị cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường, dịch vụ lưu trữ, hấp thụ các bon và du lịch sinh thái.


Hợp tác xã dược liệu cổ truyền H20 Việt Nam (TP Hòa Bình) liên kết với người dân trong tỉnh thu mua dược liệu để bào chế nhiều bài thuốc quý. 

Những năm qua, công tác bảo vệ, phát triển rừng được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện; ý thức của người dân trong bảo vệ tài nguyên rừng, trồng mới rừng ngày càng được nâng cao. Trung bình mỗi năm, toàn tỉnh trồng mới và trồng rừng sau khai thác bình quân đạt từ 6.000 - 7.000 ha. Nhiều mô hình phát triển kinh tế dưới tán rừng (KTDTR) mang lại hiệu quả cao như chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật.

Lạc Thủy là một trong những địa phương tiên phong phát triển chăn nuôi gia cầm dưới tán rừng. Toàn huyện có 31/61 trang trại, 135/235 gia trại chăn nuôi gà dưới tán rừng. Quy mô chăn nuôi của mỗi trang trại khoảng 3.000 - 5.000 con gà; thu nhập từ 600  - 800 triệu đồng/năm/trang trại. Là một trong những hộ dân tiêu biểu phát triển KTDTR của huyện, anh Phạm Văn Dân, thôn 7, xã Phú Nghĩa chia sẻ: Với 2 ha rừng trồng, gia đình tôi nuôi 3.000 con gà đẻ trứng và 4.000 con gà thương phẩm. Nuôi gà dưới tán rừng phòng được nhiều dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường vì ở xa khu dân cư. Trung bình gia đình thu nhập từ nuôi gà dưới tán rừng đạt 700 triệu đồng/năm. 

Toàn tỉnh có khoảng 225.468,4 ha rừng (gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) có thể phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng. Người dân tập trung trồng một số cây như: Sa nhân, ba kích, hà thủ ô, đinh lăng, nghệ đen, sâm cát, hương nhu, lá dong. Một số HTX trên địa bàn tỉnh đã liên kết với các hộ dân thu mua dược liệu, đầu tư máy móc, chuẩn hóa quy trình sản xuất, liên kết quảng bá để xây dựng phát triển các thương hiệu từ thảo dược. 

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng về hệ sinh thái rừng cùng sự độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Mường, Dao, Mông…, một số địa phương đã khai thác tiềm năng để phát triển du lịch như: du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử và văn hóa tâm linh. Một số địa điểm du lịch cộng đồng tại xã Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu); Đá Bia, Hiền Lương, xóm Sưng (Đà Bắc) tổ chức cho du khách trải nghiệm, khám phá những khu rừng nguyên sinh hùng vĩ. 

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Hiện tỉnh tập trung phát triển rừng sản xuất gỗ lớn. Nhằm khắc phục những hạn chế trong phát triển rừng sản xuất, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò của rừng sản xuất, tạo tiền đề cho tăng trưởng trong dài hạn cần phải đầu tư thâm canh, kéo dài chu kỳ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng rừng sản xuất bằng việc sử dụng cây giống chất lượng cao; thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng... Tháng 7/2020, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU về phát triển bền vững rừng sản xuất đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với diện tích quy hoạch rừng sản xuất lớn sẽ có nhiều dư địa để phát triển KTDTR. Khi kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng gỗ  lớn trên 10 năm người dân sẽ có điều kiện để phát triển KTDTR như trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, cây nông nghiệp, chăn nuôi… Tận dụng tán rừng để phát triển kinh tế giúp bà con có nguồn sinh kế thay thế, có thu nhập khi rừng chưa được khai thác, đồng thời giảm công sức, chi phí đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả KTDTR cần phải lựa chọn các loài cây, con nuôi trồng dưới tán rừng phù hợp đặc tính sinh thái của loài. Thí điểm xây dựng các mô hình phát triển KTDTR đem lại hiệu quả cao để nhân rộng. Tổ chức điều tra, đánh giá cụ thể, khoa học về thực trạng phân bố các loài cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu giá trị cao dưới tán rừng để đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ. Quan tâm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển các loài lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu có giá trị cao dưới tán rừng. Hỗ trợ thành lập HTX, tổ hợp tác sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm đem lại giá trị gia tăng cao. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chủ động phát triển KTDTR…


Thu Thủy


Các tin khác


Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh: Tổng kết công tác năm 2021

(HBĐT) - Ngày 23/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (LHH) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Trước yêu cầu công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, Sở NN&PTNT tiếp tục triển khai nhiều hoạt động BVMT trong ngành góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững.

Công bố Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

(HBĐT) - Sáng 22/12, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến công bố Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Chung tay kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Xác định công tác bảo vệ môi trường (BVMT) là yêu cầu xuyên suốt, lâu dài trong quá trình phát triển, là nhiệm vụ cấp bách, nền tảng đảm bảo KT-XH phát triển bền vững, ngày 30/12/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và BVMT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Việc triển khai thực hiện nghị quyết đã tạo chuyển biến tích cực trong giữ gìn, BVMT trên địa bàn tỉnh.

Xã Nhân Nghĩa: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(HBĐT) - Bui là một trong những xóm có nhiều diện tích rừng trồng của xã với diện tích đất có rừng gần 150 ha, chủ yếu là rừng trồng cây keo lai, giá trị thu nhập từ rừng hàng năm đạt gần 3 tỷ đồng.

Thời tiết ngày 20/12: Bão số 9 gây gió mạnh trên biển cấp 7, giật cấp 8

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu cơn bão số 9 nên ngày và đêm 20/12, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục