(HBĐT) - Nhiều năm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm và chú trọng đến lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) được đầu tư từ nhiều nguồn vốn để xây dựng các công trình nước sạch tập trung và bể chứa nước sạch, giếng đào, giếng khoan cho các hộ dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh.
Được sự quan tâm đầu tư, người dân xóm Lau Bai , xã Vầy Nưa (Đà Bắc) sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 297 công trình cấp nước nông thôn tập trung. Qua đó đã nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch. Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,3%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy định đạt tỷ lệ 51,2%... Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa mục tiêu mục tiêu duy trì tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ở mức 95%. Để thực hiện chỉ tiêu này, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/ĐH, Đề án số 02-ĐA/TU về hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH cơ bản đồng bộ hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025. Trong đó, duy trì tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh ở mức 95%, nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung. Đây là chủ trương và căn cứ pháp lý quan trọng để các đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai hoàn thiện nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, từng bước đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong việc bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho Nhân dân.
Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng như thực hiện mục tiêu tại Quyết định số 1978/QĐ-TTg, ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia cấp NS&VSMTNT đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là 65% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đến năm 2030, đến năm 2045 là 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy định. UBND tỉnh đã đề xuất với Trung ương thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng điều chỉnh các quy định phù hợp, có tính chất đặc thù, tạo cơ sở pháp lý triển khai hoạt động cấp nước nông thôn trong giai đoạn tới. Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn phù hợp với từng vùng, miền đảm bảo hoạt động hiệu quả. Trong đó, rà soát, đánh giá hiện trạng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý Nhà nước về công tác nước sạch nông thôn (Trung tâm NS&VSMTNT các tỉnh/thành phố); đề xuất mô hình hoạt động của Trung tâm NS&VSMTNT phù hợp với từng vùng, miền; xây dựng cụ thể chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập từ Trung ương đến địa phương. Cần sớm xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất nước sạch nông thôn; định mức kinh tế - kỹ thuật về bảo trì, duy tu, bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung nông thôn phù hợp với đặc thù vùng, miền. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các công trình cấp nước nông thôn trên toàn tỉnh. Trong đó tập trung ưu tiên cho các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt, úng và vùng khan hiếm nước, chưa có hệ thống cấp nước. Ưu tiên đầu tư các xã về đích nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Đầu tư hệ thống cấp nước sạch quy mô lớn liên xã, liên huyện đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và phát triển KT-XH, ổn định đời sống dân cư, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Những vùng dân cư tập trung, khó khăn nguồn nước cần đầu tư những công trình kết nối, tạo nguồn, dẫn nguồn ổn định. Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn phù hợp ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đông dân cư, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước.
Bên cạnh đó cần cần đối, bố trí kịp thời theo điều kiện thực tế nguồn vốn ngân sách Nhà nước, gồm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; hỗ trợ từ ngân sách địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện); huy động các nguồn vốn xã hội khác; sử dụng lồng ghép có hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp và nguồn tự có trong Nhân dân để thực hiện.
Linh Trang
(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của ngành chức năng đối với người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khi xuất hiện đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa đông năm nay. Các địa phương và người chăn nuôi nên chủ động nuôi nhốt gia súc, dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để bảo vệ vật nuôi trong thời điểm này.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 29/12, miền Bắc vẫn tiếp tục rét, có nơi rét đậm.
(HBĐT) - Ngày 28/12, Sở KH&CN tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh là 298.013 ha, chiếm 64,66% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đó là tiềm năng và cơ hội để tỉnh phát triển các giá trị của hệ sinh thái rừng, gồm: giá trị cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ môi trường, dịch vụ lưu trữ, hấp thụ các bon và du lịch sinh thái.
(HBĐT) - Ngày 24/12, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh ban hành Công văn số 145/BCH-VP về ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá có tính đa dạng sinh học khá cao. Hệ động, thực vật phong phú, nhiều loài thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam. Khu bảo tồn còn được biết đến với các quần thể rừng trên núi đá vôi còn sót lại ở khu vực miền Bắc Việt Nam và các quần thể thông Pà Cò quý hiếm. Trước nguy cơ tài nguyên rừng trong khu bảo tồn bị các đối tượng tác động trái phép, Ban Quản lý (BQL) Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò đã nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.