Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa bão năm 2022 có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình hàng năm. Có khoảng 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và có khoảng từ 4 - 6 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.


Biển Đông có thể đón 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2022. Ảnh: KTTV.

Nhận định về hiện tượng ENSO, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, xu thế nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục trong pha lạnh và hiện tượng La Nina còn duy trì từ nay đến khoảng tháng 5, với xác suất khoảng 65 - 70%, sau đó, sẽ chuyển dần sang trạng thái trung tính từ khoảng nửa cuối năm 2022.

Mùa bão năm 2022, có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình hàng năm. Dự báo, từ nay đến khoảng nửa đầu tháng 6, ít có khả năng xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông; giai đoạn tháng 7 - 8, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc Biển Đông và gia tăng tần suất trong những tháng tiếp theo, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong những tháng 8 - 9.

Nhận định, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trong năm 2022 có khoảng 10 - 12 bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông (trung bình 12 - 14 bão/áp thấp nhiệt đới), và có khoảng từ 4 - 6 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Đề phòng các cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và gây gió mạnh trên biển trong các tháng mùa mưa bão năm 2022.

Trong các tháng chuyển mùa (từ tháng 4 - 5) cần đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, sét, lốc, mưa đá trên phạm vi toàn quốc.

Về lượng mưa, dự báo tại khu vực Bắc Bộ, từ tháng 4 - 9, tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng tháng 5 tổng lượng mưa có xu hướng thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 10 - 20%.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, tháng 4 - 5 tổng lượng mưa phổ biến cao hơn với trung bình nhiều năm cùng thời kì từ 10 - 20%; tháng 6 - 7 tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm; tháng 8 ở mức thấp hơn từ 5 - 15%, tháng 9 ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại khu vực Trung Trung Bộ, tháng 4 - 5 tổng lượng mưa phổ biến cao hơn với trung bình nhiều năm cùng thời kì từ 15 - 30%, có nơi cao hơn; tháng 6 - 7 tổng lượng mưa ở khu vực phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, riêng tháng 8 - 9 tổng lượng mưa có khả năng thiếu hụt từ 10 - 20% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tại khu vực Nam Trung Bộ, tháng 4 - 5, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn với trung bình nhiều năm cùng thời kì từ 30 - 60%, có nơi cao hơn; tháng 6 - 7 và tháng 9 tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm; riêng tháng 8 ở mức thấp hơn từ 5 - 15% cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong tháng 4 - 5 tổng lượng mưa phổ biến cao hơn với trung bình nhiều năm cùng thời kì từ 15 - 40%, có nơi cao hơn; tháng 6 - 9 tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều nămcùng thời kỳ. Mùa mưa có khả năng đến sớm trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, từ khoảng nửa cuối tháng 4 sang nửa đầu tháng 5


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục