(HBĐT) - Đến năm 2021, từ đơn vị xếp cuối cùng, huyện Yên Thuỷ vươn lên thứ 4 trong 10 huyện, thành phố thực hiện phát triển chính quyền điện tử (CQĐT) của tỉnh.
Cán bộ Bộ phận "Một cửa" thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) hướng dẫn công dân tra cứu, sử dụng dịch vụ công.
Đưa chúng tôi tìm hiểu thực tế tại Bộ phận "một cửa” thị trấn Hàng Trạm, đồng chí Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin (VH-TT) huyện cho biết: Không chỉ tại địa bàn trung tâm huyện mà trong năm 2021, tất cả các đơn vị đều được tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm xây dựng, phát triển CQĐT. Qua một thời gian thực hiện đã hình thành môi trường làm việc hiện đại, chuyên nghiệp hơn, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Đặc biệt, với việc xây dựng CQĐT đã nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý, điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính Nhà nước. Hướng đến sự hài lòng trong công việc, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Hiện nay, cùng với việc ưu tiên ứng dụng CNTT, 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã được trang bị máy tính phục vụ cho quản lý và hoạt động chuyên môn. 100% máy tính sử dụng mạng nội bộ và mạng internet trong giải quyết công việc. 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, UBND các xã, thị trấn sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng, nhất là phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần mềm một cửa điện tử… từng bước được nâng cấp, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân và người dân. Nhằm đảm bảo công tác an ninh mạng, huyện đã phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định về an toàn, an ninh thông tin mạng cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn biết và thực hiện. 100% máy tính của cán bộ, công chức đều được trang bị phần mềm diệt vi rút của hệ thống phần mềm điều khiển, hiển thị, theo dõi hoạt động giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung, đảm bảo dữ liệu, thông tin trên hệ thống một cách an toàn khi khai thác, sử dụng.
Cũng theo đồng chí Trưởng phòng VH-TT huyện, nhờ được đào tạo, tập huấn nên việc ứng dụng CNTT vào phục vụ công việc của cán bộ, công chức đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc ứng dụng CNTT được đẩy mạnh thông qua hệ thống phần mềm như hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đối với hoạt động của UBND huyện. Toàn huyện có 12 trang thông tin điện tử, trong đó, 1 trang thông tin điện tử cấp huyện, 1 trang thông tin điện tử cấp xã đang duy trì, vận hành ổn định. Hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh được triển khai, hầu hết các cơ quan, đơn vị đã truy cập phần mềm kế toán, quản lý tài sản công, phần mềm quản lý cán bộ, công chức… Việc duy trì hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến với 13 điểm cầu đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước. Huyện cũng đã tiếp nhận thiết bị hệ thống phòng họp không giấy tờ của UBND tỉnh.
Tỷ lệ văn bản tiếp nhận qua mạng của huyện năm 2021 đạt 98,98%, trong 2 tháng đầu năm nay đạt 99,28%. Một số tồn tại như việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành ở một số xã chưa đạt tỷ lệ ký số 100%, trang thông tin điện tử cấp xã chưa cập nhật đầy đủ… đang được khẩn trương khắc phục. Để ứng dụng CNTT mạnh mẽ hơn, giúp thúc đẩy cải cách hành chính, huyện tập trung vào việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, dịch vụ bưu chính công ích để người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết, sử dụng, hoàn thành các mục tiêu xây dựng CQĐT, từng bước hoàn thành chuyển đổi số, đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số ở một số lĩnh vực như phòng họp không giấy tờ…
Bùi Minh
(HBĐT) - KT-XH ngày một phát triển đặt ra nhiều khó khăn, thách thức với vấn đề môi trường. Rác thải từ các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, y tế, vấn đề khói bụi, khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt hàng ngày... đã đe dọa môi trường sinh thái, tạo áp lực cho công tác kiểm soát, bảo vệ. Xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề đối với chất lượng cuộc sống và sự phát triển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ này cũng được các cấp, ngành và phần lớn doanh nghiệp, người dân quan tâm.
(HBĐT) - Tận dụng địa hình đồi núi vùng cao, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế, khai thác lợi ích từ rừng, biến khó khăn thành lợi thế, nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Chiều 18/3, Ban Chấp hành Công đoàn, Chi đoàn thanh niên Văn phòng Tỉnh uỷ tổ chức hoạt động trồng cây chào mừng thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 và hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2022. Tham gia chương trình có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ và đoàn viên công đoàn, chi đoàn của đơn vị.
(HBĐT) - Tổ chức Helvetas vừa phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) và Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức khoá tập huấn tăng cường năng lực cho đại diện các tổ chức đoàn thể cấp xã; tổ hoà giải cấp thôn; già làng, trưởng bản, người có uy tín về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và người dân trong quản trị đất đai tại địa bàn 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Tăng cường quyền tiếp cận đất đai cho đồng bào DTTS (L4A) và được triển khai trong 4 ngày.
(HBĐT) - Ngày 16/3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với UBND xã Quý Hòa (Lạc Sơn) trồng 2.220 cây xanh.
(HBĐT) - Xã Phú Cường (Tân Lạc) có diện tích rừng giáp ranh với nhiều địa phương khác tương đối lớn, đặc biệt xã còn có hơn 300 ha rừng tái sinh với vai trò giữ gìn tài nguyên nước. Tỷ lệ che phủ rừng của xã duy trì trên 51,5%, các chỉ tiêu về trồng rừng luôn vượt kế hoạch đề ra. Nhiều năm liên tiếp trên địa bàn không xảy ra cháy rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.