(HBĐT) - KT-XH ngày một phát triển đặt ra nhiều khó khăn, thách thức với vấn đề môi trường. Rác thải từ các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, y tế, vấn đề khói bụi, khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt hàng ngày... đã đe dọa môi trường sinh thái, tạo áp lực cho công tác kiểm soát, bảo vệ. Xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề đối với chất lượng cuộc sống và sự phát triển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ này cũng được các cấp, ngành và phần lớn doanh nghiệp, người dân quan tâm.
Hộ dân xóm Hổ 1, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh trong trồng trọt, chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.
Những năm qua, hàng loạt văn bản chỉ đạo đã được ban hành, tổ chức thực hiện hiệu quả, trong đó phải kể đến Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 30/12/2016 của BTV Tỉnh ủy "về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và BVMT trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; Chương trình số 54/CTr-UBND, ngày 8/5/2017 của UBND tỉnh triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về BVMT và triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 30/12/2016; các kế hoạch của UBND tỉnh về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; các chỉ thị của BTV Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh về quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi; giải quyết vấn đề rác thải nhựa...
Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT được đẩy mạnh thông qua tổ chức các lớp tập huấn, lễ ra quân hưởng ứng các chiến dịch, cuộc thi, xây dựng mô hình cộng đồng tham gia BVMT... Bên cạnh đó, trong tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, mô hình, hoạt động BVMT lồng ghép vào chương trình công tác của các đoàn thể tại cơ sở như: Mô hình thu gom rác thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi nilon, xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas... Tuyên truyền phong trào Toàn dân tham gia BVMT; khu dân cư (KDC) tự quản BVMT; thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, tổ chức "Ngày Chủ nhật xanh”, "Ngày thứ Bảy tình nguyện”... từ đó đã nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân.
Xóm Hổ 1, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) được nhiều người biết đến là vùng quê đổi mới. Ấn tượng về nơi này không chỉ là sự phát triển mà còn là cảnh quan xanh - sạch - đẹp được xây dựng từ ý thức của mỗi gia đình. Bà Đinh Thị Hoàn, Bí thư chi bộ xóm cho biết: "Trong các cuộc họp định kỳ của chi bộ và xóm thường xuyên kiểm điểm, đánh giá việc giữ gìn, BVMT của các hộ, cũng như tuyên truyền tới người dân ý thức chấp hành quy định về công tác BVMT ở KDC, xem đây là tiêu chí quan trọng để bình xét gia đình, KDC văn hóa. Xóm thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh, bà con tự giác quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh. Mỗi tuyến đường được giao cho các chi hội phụ nữ, nông dân, CCB tự quản và chi đoàn thanh niên phụ trách tuyến đường thắp sáng". Từng hộ gia đình ở xóm Hổ 1 cũng luôn có ý thức phân loại rác thải sinh hoạt để xử lý và được HTX Bình Minh Xanh thu gom. Trong trồng trọt, chăn nuôi bà con luôn chú ý thu gom bao bì thuốc BVTV, sử dụng các loại phân bón đúng cách; việc vệ sinh chuồng trại, xử lý nước và chất thải chăn nuôi đảm bảo, không gây ô nhiễm môi trường. Chung tay BVMT đã góp phần giúp xóm Hổ 1 trở thành KDC nông thôn mới kiểu mẫu tiêu biểu của tỉnh.
Tìm hiểu thực tế được biết, những năm gần đây, các địa phương đã có nhiều hoạt động thiết thực như: Nạo vét kênh mương nội đồng, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải nhựa, rác thải các loại, trồng hoa, cây xanh hai bên đường... Đồng thời tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền và lớp tập huấn nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, người dân trong việc phân loại rác thải, cắt giảm sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; triển khai nhân rộng mô hình nói không với túi nilon... Quan tâm BVMT đã góp phần giúp toàn tỉnh có 88/129 xã đạt tiêu chí số 17 trong chương trình xây dựng NTM.
Song song với đó, công tác quản lý Nhà nước về BVMT được tăng cường. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 30/12/2016 của BTV Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở TN&MT thông tin: Hàng năm, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về BVMT. Kịp thời kiểm tra theo phản ánh của nhân dân, cử tri, phản ánh của báo chí đối với các cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp BVMT và xử lý nghiêm vi phạm. Đồng thời, chú trọng kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về TN&MT đối với các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh...
Theo đó trong 5 năm, toàn tỉnh đã kiểm tra gần 420 cơ sở, doanh nghiệp; tiến hành xử phạt trên 1.960 triệu đồng đối với các cơ sở vi phạm. UBND tỉnh đã yêu cầu tạm dừng hoạt động khai thác của các mỏ đá vi phạm, tạm dừng cấp vật liệu nổ cho các mỏ vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính 41 mỏ đá. Yêu cầu các mỏ đá vi phạm điều kiện khai thác khắc phục xong việc làm đường để đưa người, máy móc thiết bị lên núi, bạt ngọn, mở tầng khai thác đảm bảo điều kiện khai thác an toàn mới được khai thác trở lại. Đến nay, 100% mỏ đã được UBND tỉnh đồng ý cho phép hoạt động khai thác trở lại.
Ngoài ra, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã điều tra, xử lý 1.026 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Hoàn thiện hồ sơ ra quyết định, đề xuất cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1.021 đối tượng với tổng số tiền hơn 9.461 triệu đồng; khởi tố 5 vụ án, 11 bị can vi phạm pháp luật về môi trường... Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, xử lý của các sở, ngành, địa phương đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi vi phạm của các đơn vị. Ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các tổ chức, cá nhân, cơ sở SX-KD trên địa bàn tỉnh được nâng cao.
Bình Giang
(HBĐT) - Xã Phú Cường (Tân Lạc) có diện tích rừng giáp ranh với nhiều địa phương khác tương đối lớn, đặc biệt xã còn có hơn 300 ha rừng tái sinh với vai trò giữ gìn tài nguyên nước. Tỷ lệ che phủ rừng của xã duy trì trên 51,5%, các chỉ tiêu về trồng rừng luôn vượt kế hoạch đề ra. Nhiều năm liên tiếp trên địa bàn không xảy ra cháy rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
(HBĐT) - Khi thời tiết ấm dần cũng là điều kiện để các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi bùng phát, trong đó có dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa bão năm 2022 có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình hàng năm. Có khoảng 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và có khoảng từ 4 - 6 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
T(HBĐT) - rong 2 ngày 15 - 16/3, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội thảo tập huấn giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho 30 đại biểu là thúc đẩy viên, đại diện lãnh đạo UBND, HND, tổ hợp tác, hợp tác xã (THT, HTX) đến từ các xã hưởng lợi Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II của huyện Lạc Thủy, Tân Lạc.
(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh tập trung vào trà xuân muộn trong khoảng từ cuối tháng 1 đến hết tháng 2. Ở thời kỳ này, dòng chảy các sông, suối cạn kiệt nên việc cung cấp nước từ hệ thống bai mương sẽ không đảm bảo chủ động. Lượng nước tích tại các hồ chứa bị tổn thất lớn do thấm và bốc hơi... Trước nguy cơ thiếu nước cho sản xuất, ngành NN&PTNT đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm sẵn sàng ứng phó với khô hạn.
(HBĐT) - Theo quy luật, hiện tượng mưa to, dông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa cuối tháng 4, tháng 5 và trong mùa mưa, bão. Tuy nhiên, những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm này xảy ra thường xuyên hơn và có thể vào bất kể thời điểm nào trong năm, gây hậu quả nặng nề đến cơ sở vật chất, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi của người dân.