(HBĐT)-Hiện nay, huyện Mai Châu đã, đang triển khai thu gom rác thải sinh hoạt tại thị trấn Mai Châu và 5 khu du lịch của các xã như: Chiềng Châu, Tòng Đậu, Đồng Tân, Vạn Mai được vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải tập trung của huyện để xử lý. Tỷ lệ rác thải được thu gom đạt trên 90%; tỷ lệ rác thải được xử lý đạt 80%.
Mô hình "Lò đốt rác gia đình” tại xóm Cha, xã Tòng Đậu (Mai Châu) đem lại hiệu quả thiết thực nhằm giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường quản lý chất thải trên địa bàn, thời gian qua, huyện đã ban hành nhiều công văn, kế hoạch giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho các phòng, ban, xã, thị trấn để nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt được giao cho HTX nông nghiệp, vệ sinh và môi trường chi nhánh Mai Châu thực hiện. HTX đã triển khai thu gom rác tại thị trấn Mai Châu và 5 xã lân cận. Rác thải được thu gom từ các xe đẩy tay tại điểm tập kết rác lên xe ép rác, vận chuyển đến bãi rác tập trung, xử lý theo công nghệ đốt kết hợp chôn lấp. Trung bình lượng rác thải được thu gom hơn 12 tấn/ngày; lượng rác thải được xử lý gần 10 tấn/ngày. Thời gian qua, HTX nông nghiệp, vệ sinh và môi trường chi nhánh Mai Châu thực hiện vệ sinh môi trường tất cả các ngày trong tháng, 2 lần/tuần thực hiện quét đường, chăm sóc cây cảnh dọc hai vỉa hè trên địa bàn thị trấn.
Đồng chí Khà Văn Thảnh, Trưởng Phòng TN&MT huyện cho biết: Để nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, UBND huyện tăng cường tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, Nhân dân. Triển khai xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, bước đầu hình thành một số mô hình tự quản về môi trường do các đoàn thể tổ chức thực hiện. Đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện tốt tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới; tiếp tục xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác thải, quy hoạch điểm tập kết, xử lý rác thải nông thôn đảm bảo yêu cầu về môi trường theo quy hoạch nông thôn mới.
Đồng thời, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân triển khai phân loại rác tại nguồn. Trong năm nay đã triển khai tới các xã việc xây dựng hố rác di động để phân loại, xử lý chất thải rác hữu cơ dễ phân hủy tại hộ gia đình; duy trì ngày thứ Bảy vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải…
Nhìn chung, công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện những năm qua đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công nghệ xử lý rác hiện chủ yếu là chôn lấp, đốt thủ công, nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nguồn nội lực dành cho thu gom, xử lý rác thải hạn chế, đời sống người dân còn khó khăn, kinh phí từ nguồn đóng góp của Nhân dân không đảm bảo để duy trì mạng lưới thu gom. Ý thức của một số hộ dân trong việc ủng hộ thành lập ban thu gom, chở rác, nộp phí định kỳ chưa cao; vẫn còn tình trạng lén lút thải rác bừa bãi nơi công cộng, ven đường.
Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của các cấp và các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức tự giác thực hiện phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Đẩy mạnh hình thành các mô hình tự quản về môi trường của các xã, xóm, đoàn thể như nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh... trên toàn huyện.
Thu Hường (Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)
(HBĐT) - UBND tỉnh đánh giá, công tác kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Các "điểm nóng” về ô nhiễm môi trường (ÔNMT), các nguồn thải, cơ sở có nguy cơ gây ÔNMT từng bước được kiểm soát; đã khắc phục, xử lý cơ bản các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng. Môi trường tại các khu công nghiệp, khu vực nông thôn, khu dân cư được cải thiện. Ý thức giữ gìn, BVMT của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề BVMT trên địa bàn tỉnh vẫn đối mặt với thách thức, còn nhiều vấn đề phải bàn thảo tìm hướng giải quyết, khắc phục.
(HBĐT) - KT-XH ngày một phát triển đặt ra nhiều khó khăn, thách thức với vấn đề môi trường. Rác thải từ các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, y tế, vấn đề khói bụi, khai thác khoáng sản, rác thải sinh hoạt hàng ngày... đã đe dọa môi trường sinh thái, tạo áp lực cho công tác kiểm soát, bảo vệ. Xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề đối với chất lượng cuộc sống và sự phát triển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ này cũng được các cấp, ngành và phần lớn doanh nghiệp, người dân quan tâm.
(HBĐT) - Tận dụng địa hình đồi núi vùng cao, thời gian qua, Đảng ủy, chính quyền xã Ngổ Luông (Tân Lạc) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế, khai thác lợi ích từ rừng, biến khó khăn thành lợi thế, nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo.
(HBĐT) - Chiều 18/3, Ban Chấp hành Công đoàn, Chi đoàn thanh niên Văn phòng Tỉnh uỷ tổ chức hoạt động trồng cây chào mừng thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 và hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2022. Tham gia chương trình có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ và đoàn viên công đoàn, chi đoàn của đơn vị.
(HBĐT) - Tổ chức Helvetas vừa phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) và Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức khoá tập huấn tăng cường năng lực cho đại diện các tổ chức đoàn thể cấp xã; tổ hoà giải cấp thôn; già làng, trưởng bản, người có uy tín về quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và người dân trong quản trị đất đai tại địa bàn 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án "Tăng cường quyền tiếp cận đất đai cho đồng bào DTTS (L4A) và được triển khai trong 4 ngày.
(HBĐT) - Ngày 16/3, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với UBND xã Quý Hòa (Lạc Sơn) trồng 2.220 cây xanh.