(HBĐT) - Ngày 11/5, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm ngày 11 – 15/5, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa lớn phổ biến từ 150 – 300 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt. Trong đó, mưa dông có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Bắc Bộ và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Đài PT&TH tỉnh; Báo Hòa Bình tiếp tục triển khai Công văn số 37/BCH-VP, ngày 20/4/2022 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh về việc tăng cường các biện pháp ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá trong thời gian tới. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Rà soát, sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất; kiểm tra rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
Sẵn sàng lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suất trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. Triển khai các biện pháp tiêu úng, bảo vệ sản xuất; gia cố, bảo vệ hồ ao nuôi thủy sản; thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; phòng, chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, do đang bước vào Kỳ thi học kỳ cuối năm và chuẩn bị thi tốt nghiệp, yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra an toàn về cơ sở hạ tầng; lớp học, khu chức năng, tường rào, hệ thống điện… Với các cây xanh có trong khuôn viên, cần kiểm tra cắt tỉa chống đổ gẫy.
Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông, trên sông; các chủ phương tiện vận tải thủy, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin tuyên truyền, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại. Đài PT&TH tỉnh, Báo Hòa Bình và các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh tăng cường các thông tin về diễn biến của mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động phòng tránh. Tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực (Điện thoại 02189852309 hoặc 02183897650; email: thuyloihb@gmail.com), trước 15h00 hàng ngày (nếu có) và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT.
H.N (TH)
(HBĐT) - Tháng 6/2020, trên địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) đã xảy ra dông lốc gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Khi mùa mưa bão đang cận kề, chính quyền và người dân nơi đây đề cao cảnh giác, chủ động các giải pháp để phòng tránh thiên tai, nhất là dông lốc.
(HBĐT) - Thời gian qua, bệnh khảm lá sắn xuất hiện và lan rộng ở một số địa phương làm nhiều diện tích cây trồng bị nhiễm bệnh. Trước tình hình đó, ngành NN&PTNT và các địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý bệnh, góp phần giảm thiệt hại về kinh tế cho nông dân, bảo vệ năng suất cây trồng đến khi thu hoạch.
(HBĐT) - Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/1/2022. Nhận thức được tầm quan trọng của đề án, thời gian qua, bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an, tỉnh tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nên bước đầu đạt được một số kết quả tích cực…
(HBĐT) - Nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) được huyện Mai Châu áp dụng đang phát huy hiệu quả. Hiện, 14/15 xã của huyện đạt tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 100%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom đạt 100%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh 98,7%, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom 80%...
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, ngày 7/5, nhiều thành phố thuộc khu vực Trung Bộ và Nam Bộ có ngưỡng chỉ số tia cực tím rất cao. Thời điểm xuất hiện chỉ số tia cực tím cực đại thường xảy ra từ 10 giờ đến 13 giờ.
(HBĐT) - Ngày 6/5, Điện lực Lương Sơn tổ chức hội nghị khách hàng năm 2022. Tham dự có lãnh đạo Công ty Điện lực Hoà Bình và các đơn vị trực thuộc; lãnh đạo UBND huyện Lương Sơn và hơn 100 khách hàng sử dụng điện trên địa bàn.