(HBĐT) - Bắt nhịp xu hướng phát triển, những năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng được nhiều doanh nghiệp (DN), HTX và người dân trong tỉnh khai thác, ứng dụng, mang lại hiệu quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế chuyển động không ngừng. Hiện có khoảng 30% người dân trên địa bàn tỉnh thường xuyên mua sắm trực tuyến thông qua các app trên thiết bị di động như Lazada, Shopee, Sendo...; các trang TMĐT bán hàng.


Những năm gần đây, nhiều Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh.

Tuy vậy, Hòa Bình là tỉnh miền núi, cơ sở vật chất còn khó khăn, nguồn lực đầu tư hạn chế, nhận thức và trình độ người dân chưa đồng đều nên đến nay, thị trường TMĐT tương đối nhỏ và còn hạn chế nhiều mặt. Việc chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) là khái niệm còn khá mới mẻ.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, hiện ứng dụng TMĐT của DN trong quá trình kinh doanh còn hạn chế khi hầu hết DN chưa có người chuyên trách về CNTT và TMĐT. Việc triển khai ứng dụng TMĐT của các DN mới ở giai đoạn đầu (cung cấp thông tin của DN) nên hiệu quả chưa cao, chưa theo kịp và tương xứng với yêu cầu phát triển chung của cả nước. Mặc dù các DN đã sử dụng nhiều giải pháp trong hệ thống thanh toán, quản lý DN và các dịch vụ trong TMĐT, nhưng nhìn chung việc triển khai ứng dụng CNTT và TMĐT còn yếu. Nhiều DN đã có website nhưng mới dừng ở mức cung cấp thông tin đơn thuần, chưa khai thác nhiều lợi ích của TMĐT; việc bảo mật thông tin khi kinh doanh chưa được chú trọng. Mặc khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, DN và bộ phận thanh niên khởi nghiệp trong ứng dụng CNTT và TMĐT tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. 

Do vậy, hỗ trợ và khuyến khích các DN, HTX tăng cường triển khai các hình thức XTTM, áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác; hỗ trợ DN, HTX nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và chú trọng công tác quảng bá sản phẩm qua nền tảng số, phương tiện điện tử đang được các sở, ngành chức năng đẩy mạnh thực hiện.

Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ CNTT trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và CĐS là một yêu cầu tất yếu để phát triển thì hoạt động XTTM trên nền tảng số không thể nằm ngoài guồng quay. Ngày 22/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1968/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động XTTM giai đoạn 2021- 2030". Theo đó, UBND tỉnh đã sớm ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định này trong năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động XTTM nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của cơ quan XTTM thuộc tỉnh, tổ chức hỗ trợ XTTM và DN, HTX, hộ kinh doanh trên cơ sở tham gia và kết nối có hiệu quả với Hệ sinh thái XTTM số; nâng cao nhận thức, năng lực về ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động XTTM, thúc đẩy phát triển thương mại của tỉnh.

Cụ thể, UBND tỉnh đề ra mục tiêu trong năm 2022 có 80% tổ chức XTTM và 200 lượt DN, HTX, hộ kinh doanh trong tỉnh được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động XTTM, bảo đảm an toàn thông tin. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành XTTM và ngành hàng nông nghiệp phục vụ xuất khẩu được hình thành.

Đến năm 2025, tham gia hiệu quả vào Hệ sinh thái XTTM số. 80% tổ chức XTTM và trên 2.000 DN của tỉnh được cấp tài khoản trên Hệ sinh thái XTTM số; 30% trong số này có phát sinh giao dịch và chia sẻ thông tin. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành XTTM và ngành hàng nông nghiệp phục vụ xuất khẩu được hình thành, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu của thị trường xuất khẩu trọng điểm. 15% dịch vụ kết nối thị trường được tổ chức trên nền tảng kết nối, hỗ trợ 100 lượt DN. 15% số lượng hội chợ, triển lãm được tổ chức trên môi trường số. 80% tổ chức XTTM và trên 2.000 lượt DN, HTX, hộ kinh doanh sử dụng, khai thác, vận hành các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái XTTM số. 80% thủ tục hành chính lĩnh vực XTTM đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Để hiện thực hóa mục tiêu, UBND tỉnh yêu cầu, trong năm 2022, các sở, ngành chức năng tập trung đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT và CĐS trong hoạt động XTTM; nâng cao nhận thức, tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ XTTM nhằm kết nối hiệu quả với Hệ sinh thái XTTM số...

Đặc biệt, giai đoạn 2022 - 2025, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng và năng lực cho các sở, ban, ngành, DN trên địa bàn, UBND tỉnh yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ XTTM nhằm kết nối hiệu quả với Hệ sinh thái XTTM số, hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành XTTM của tỉnh. Rà soát, đánh giá, đề xuất các dịch vụ và công cụ XTTM tại địa bàn phục vụ Hệ sinh thái XTTM số. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích DN CNTT và các đơn vị cung ứng dịch vụ XTTM trên địa bàn tỉnh tham gia vào Hệ sinh thái XTTM số...


Thu Hiền

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục