Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai vừa ban hành Công điện số 23/CĐ-QG gửi các tỉnh, thành phố ven biển về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới.

Ngày 9/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 23/CĐ-QG gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vùng áp thấp trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 1h ngày 9/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo đến 1h ngày 10/8, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, sau đó đổi hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới được xác định từ vĩ tuyến 14,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc, từ kinh tuyến 110,0 đến kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).

Các địa phương tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu, thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Các địa phương quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; kiểm tra, hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại bến đảm bảo an toàn cháy nổ, an ninh trật tự, xã hội; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.

Các địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản đối với các tàu vận tải, hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển; bảo đảm an toàn, giảm thiệt hại đối với lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến áp thấp nhiệt đới để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú; hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng kiểm đếm, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, chỉ đạo rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo đề nghị của địa phương khi có yêu cầu.

Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan tại địa phương đảm bảo an toàn cháy nổ và trật tự xã hội tại các khu neo đậu, tránh trú.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn tàu cá; tổ chức gia cố, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu nuôi trồng thủy sản.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các nhà mạng, các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương nhằm đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác ứng phó; chỉ đạo các cơ quan tại địa phương tăng cường chia sẻ, hướng dẫn phòng, chống áp thấp nhiệt đới và bão, ưu tiên phát các bản tin cảnh báo và hướng dẫn ứng phó.

Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến áp thấp nhiệt đới và công tác chỉ đạo ứng phó.

Các đơn vị nêu trên tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục