(HBĐT) - Sáng 20/7, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) do đồng chí Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT, thành viên Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác PCTT tại tỉnh ta. Làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo PCTT - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh.



Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ và đoàn công tác kiểm tra việc thi công công trình Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình mở rộng. 

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 13 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường, 2 đợt rét đậm, rét hại, 8 đợt nắng nóng diện rộng và nhiều ngày nắng nóng cục bộ, nắng nóng gay gắt; 4 đợt mưa lớn diện rộng… Thiệt hại do thiên tai gây ra ước trên 4,4 tỷ đồng. Trong đó, 18 hộ thiệt hại về nhà ở; gần 11 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại trên 30%; nhiều công trình thủy lợi, công trình công cộng sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng. 

Trên địa bàn tỉnh có 234 điểm dân cư nguy cơ thiên tai cao với 5.215 hộ nằm trong vùng bị ảnh hưởng cần có phương án bố trí sắp xếp ổn định dân cư. Trong đó, 143 điểm sạt lở với 3.298 hộ bị ảnh hưởng cần bố trí ổn định dân cư; 21 điểm thường xuyên bị lũ ống, lũ quét với 167 hộ ảnh hưởng; 70 điểm thường xuyên ngập úng với 1.750 hộ bị ảnh hưởng. 

 UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, cảnh báo thiên tai, khai thác sử dụng thông tin dữ liệu cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh... 

Tuy nhiên, tỉnh gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác PCTT do chưa có đánh giá tổng thể cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu về các vùng có nguy cơ bị sạt lở, lũ quét, lũ ống. Công tác cảnh báo, dự báo còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế thiên tai dẫn đến đôi khi bị động trong ứng phó. Địa bàn các xóm, thôn bị ảnh hưởng bởi thiên tai thường nằm ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thông tin liên lạc chưa đảm bảo nên việc truyền tải thông tin đến người dân còn chậm. Nguồn kinh phí sử dụng cho công tác PCTT trên địa bàn tỉnh còn hạn hẹp… 

Tại cuộc kiểm tra, UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành T.Ư hỗ trợ kinh phí nâng cấp, phục hồi các công trình công cộng hư hỏng có nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các dự án ổn định dân cư vùng thiên tai; tiếp tục xuất cấp vật tư dự trữ phù hợp phục vụ PCTT để chủ động ứng phó; hỗ trợ kinh phí lắp đặt các trạm quan sát sạt lở, trượt lở, hệ thống cảnh báo trượt lở cho các khu vực trọng điểm sạt lở, lũ quét, lũ ống trên địa bàn tỉnh, quan trắc theo dõi thủy văn trên các sông, suối thường xuyên xảy ra thiên tai tại một số hồ đập trọng điểm; hỗ trợ tập huấn, diễn tập về PCTT và tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao chất lượng công tác PCTT…

Kết luận buổi kiểm tra, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh trong công tác PCTT. Nhấn mạnh PCTT là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục và cần chủ động các phương án ứng phó trên tinh thần thích ứng, linh hoạt, xử lý nhanh, đồng chí Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới, tỉnh cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền về chủ động PCTT từ sớm, từ xa. Chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và lực lượng cứu nạn  khi có sự cố xảy ra. 

Đặc biệt, đồng chí Thứ trưởng đề nghị Hòa Bình quan tâm đảm bảo an toàn công trình trọng điểm quốc gia đập thủy điện Hòa Bình. Công ty Thủy điện Hòa Bình cần phối hợp chặt chẽ với tỉnh để rà soát, xây dựng phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đập thủy điện cũng như an toàn cho người dân vùng hạ lưu sông Đà. Tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án để bố trí ổn định dân cư có nguy cơ sạt lở, ngập úng, bị ảnh hưởng do thiên tai... 



Đinh Hòa

Các tin khác


Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục