Những năm qua, hạ tầng lưới điện ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp ngày càng đồng bộ. Nhờ đó chất lượng điện năng được nâng cao, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo ở các vùng quê trong tỉnh.


Ngành Điện triển khai đóng điện trạm biến áp xóm Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). 

Hang Kia, Pà Cò là 2 xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Đây là nơi sinh sống của bà con dân tộc Mông. Mặc dù điện lưới quốc gia được kéo về hai xã đã lâu nhưng chất lượng điện năng chưa ổn định, cùng với đó là hạ tầng lưới điện xuống cấp nên chưa phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò Phàng A Chà, trước đây, các đường dây 0,4kV sau các trạm biến áp được đầu tư xây dựng đã lâu nên xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, trạm biến áp có bán kính cấp điện dài nên chất lượng điện năng không ổn định, nhất là vào các khung giờ cao điểm.

Trước thực tế đó, năm 2023, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng lưới điện cho 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Trong đó, xây dựng mới tuyến đường dây trên không 35kV, nâng cao trình đường dây; xây dựng mới và nâng công suất các trạm   biến áp với tổng mức đầu tư hơn   8,5 tỷ đồng. Đến nay, dự án hoàn thành, chất lượng điện đã được cải thiện rõ rệt.

Chị Giàng Y Dớ, xóm Chà Đáy, xã Pà Cò chia sẻ: Gia đình tôi duy trì mô hình trồng rau, củ, quả nên rất cần nguồn điện ổn định để phục vụ tưới tiêu. Nhờ sự quan tâm của ngành Điện mà nguồn điện ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của bà con. Qua đó giúp chúng tôi nâng cao hiệu quả kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. 

Những năm trước đây, huyện Lạc Sơn cũng được coi là điểm "trũng” về hạ tầng lưới điện khi nhiều thôn, xóm phải sử dụng các đường dây điện tự kéo. Điều này không chỉ gây mất an toàn mà chất lượng điện năng không đảm bảo để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều trạm biến áp được cấy mới, đường dây 0,4kV được xây dựng nên chất lượng điện được cải thiện đáng kể. Theo UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay trên địa bàn huyện, ngành Điện đang triển khai công trình xây mới các trạm biến áp phân phối với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang triển khai trên địa bàn 9 xã. Quy mô xây dựng mới 6,549 km đường dây 35kV; 10 trạm biến áp; nâng cấp, cải tạo 12,207 km đường dây 0,4kV với tổng mức đầu tư hơn 17 tỷ đồng.

Mới đây, trạm biến áp xóm Lội Mương, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) là một trong số những trạm mới được đưa vào sử dụng,   đã cải thiện đáng kể chất lượng điện năng. Ông Bùi Văn Nghị, Trưởng xóm Lội Mương phấn khởi cho biết: Trước đây điện còn yếu, nhất là vào các khung giờ cao điểm nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng điện của bà con. Tuy nhiên, với trạm biến áp mới được xây dựng, chúng tôi đã có điện đảm bảo chất lượng để sử dụng. 

Theo Sở Công Thương, hiện nay hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài trên 7.156 km. Trong đó, đường dây trung thế dài 2.728,03 km; đường dây hạ áp dài 4.428,64 km. Năm 2023, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai đầu tư xây dựng mới và cải tạo 14 công trình với tổng mức đầu tư 158,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Dự án Nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt  khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Sở Công Thương làm chủ đầu   tư đã triển khai trên địa bàn 26 xã thuộc 5 huyện. 

Còn trong năm 2024, Công ty Điện lực Hoà Bình triển khai thi   công 6 công trình điện với tổng mức đầu tư là 71,484 tỷ đồng. Sở Công Thương đang triển khai Dự án Nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện trên địa bàn 26 xã, thuộc 5 huyện. Với những nỗ lực trong đầu tư xây   dựng, cải tạo, đến nay hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các xã đạt tiêu chí số 4 về điện với  tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia  đạt 100%.


Viết Đào


Các tin khác


Thời tiết đêm 29/8: Nội thành Hà Nội có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 29/8, mây đối lưu hình thành trên khu vực huyện Thanh Trì và các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân đã di chuyển, mở rộng sang khu vực nội thành Hà Nội gây mưa vừa, mưa to đến rất to.

Thời tiết ngày 29/8: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/8, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Các nơi khác ở Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ có nơi trên 35 độ C.

Thời tiết ngày 28/8: Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/8, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có mưa dông cục bộ.

Nhiều vi phạm diễn ra trên các tuyến đê của thành phố Hòa Bình

Nhiều xe tải nặng đi trên đê; một số đối tượng lợi dụng là khu vực vắng người để đổ trộm rác thải vật liệu xây dựng (VLXD), rác thải sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ đê điều gây mất cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường; một số đơn vị tự ý mở đường thi công đấu nối trái phép vào thân đê... Đó là những vi phạm đang diễn ra tại các tuyến đê Quỳnh Lâm, Ngòi Dong (TP Hoà Bình) mà vẫn chưa được xử lý.

Thời tiết ngày 27/8: Mưa lớn cục bộ nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/8, phía đông Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; ở phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 10-30 mm, cục bộ có nơi trên 50 mm.

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục sạt lở tại đường tỉnh 439

Ngày 26/8, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1643- QĐ/UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, xử lý, khắc phục sạt lở tại lý trình Km16+350, tuyến đường tỉnh 439.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục