PGS, TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc BV Châm cứu T.Ư hướng dẫn cho cán bộ y tế BV Y học cổ truyền Ðiện Biên.

PGS, TS Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc BV Châm cứu T.Ư hướng dẫn cho cán bộ y tế BV Y học cổ truyền Ðiện Biên.

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền không dùng thuốc, dễ triển khai với chi phí điều trị thấp là thế mạnh của nền y học Việt Nam, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Châm cứu ngày nay đã có sự phát triển vượt bậc, vừa có sự kế thừa, vừa phát triển và kết hợp y học hiện đại đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh.


Châm cứu hiện nay về kinh nghiệm vẫn giống người xưa, nhưng nhờ những sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật phương pháp cũng như kỹ thuật để thực hiện đã thay đổi rất nhiều, phát triển hơn và hiệu quả hơn trong điều trị bệnh. Trước đây, châm cứu bị hạn chế ở chỗ chỉ làm châm cứu với kỹ thuật y học dân tộc, nên chỉ định tính chung chung, mới chẩn đoán đúng mà không cụ thể. Còn ngày nay, với đội ngũ cán bộ cận lâm sàng có kiến thức, trình độ, với máy móc hiện đại hỗ trợ và có thể kết hợp y học hiện đại  để chẩn đoán chính xác, chữa được hầu hết các bệnh lý, kể cả những bệnh được coi là nan y. Ðáng chú ý, châm cứu có thể sử dụng để điều trị rất tốt cho những người mắc các bệnh về thần kinh, giúp phục hồi cho những người bệnh bị liệt, tai biến... Các thầy thuốc châm cứu đã dùng máy đo ngưỡng chịu đựng đau của người bệnh để từ đó khi châm không làm người bệnh đau. Châm cứu đã có thể chữa được những bệnh hiểm nghèo và rất khó, trước đây tưởng như không chữa được. Ðáng chú ý, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có thể thực hiện cắt cơn nghiện ma túy bằng phương pháp châm cứu. Ngoài ra, phương pháp này được ứng dụng để điều trị cho trẻ em mắc các bệnh lý do tai biến sản khoa dẫn đến câm điếc, bại não...


Những năm gần đây, trước những đòi hỏi ngày càng cao trong điều trị bệnh, các thầy thuốc của Bệnh viện Châm cứu T.Ư không ngừng nghiên cứu kế thừa, phát huy, phát triển các thế mạnh của phương pháp chữa bệnh này. Nhờ vậy, đến nay, hầu hết các bệnh dùng thuốc chữa được thì châm cứu cũng chữa được. Nhiều kỹ thuật mới khi đưa vào ứng dụng đã nâng cao chất lượng điều trị, thu hút đông người bệnh. Tiêu biểu như ứng dụng kỹ thuật cấy chỉ cát gút trong điều trị một số bệnh khó: hen phế quản giai đoạn một, hội chứng stress, bệnh tự kỷ ở trẻ em, điều trị di chứng liệt do tai biến mạch máu não, bại não... Trung bình mỗi tháng có gần hai nghìn người được điều trị bằng phương pháp này. Ngoài ra còn có kỹ thuật đại trường châm xuyên kinh xuyên huyệt cũng đang được phát huy nâng cao hiệu quả của châm cứu. Hay như kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt cũng được nâng cao để hướng dẫn, hỗ trợ người bị tai biến mạch máu não tăng khả năng phục hồi vận động... Các kỹ thuật mới này đều được triển khai ở hầu hết 12 khoa lâm sàng của bệnh viện làm tăng khả năng tiếp nhận và điều trị của bệnh viện thêm 20 đến 30% so với bình thường. Hiệu quả điều trị cũng tăng theo, nhiều người bệnh cho rằng bệnh khó chữa được, nhưng qua một giai đoạn điều trị đã có những cải thiện rõ rệt. Theo thống kê, tỷ lệ khỏi và đỡ bệnh điều trị bằng phương pháp châm cứu đạt tới 80%. Nhiều loại bệnh tỷ lệ này tăng lên tới 95%.


Bên cạnh đó, bệnh viện cũng chủ động việc phổ cập, đưa châm cứu về các địa phương để chăm sóc, điều trị cho người bệnh tại cơ sở thông qua công tác hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Trong hơn một năm nay, Bệnh viện Châm cứu T.Ư là một trong chín bệnh viện của ngành y tế thực hiện tốt Ðề án 1816 của Bộ Y tế về việc cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Trước mỗt đợt cán bộ đi luân phiên, bệnh viện đều tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế và khả năng tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện tuyến cơ sở. Từ đó có kế hoạch, cử cán bộ có trình độ phù hợp, có khả năng giảng dạy để chuyển giao kỹ thuật một cách hiệu quả nhất cho cán bộ y tế tuyến dưới. Ngoài ra, bệnh viện cũng xây dựng chương trình bài giảng, chuẩn bị tài liệu, phương tiện phục vụ giảng dạy như: tranh châm cứu, máy điện châm, kim châm cứu, sách chuyên ngành phù hợp với đối tượng học viên của bệnh viện tuyến cơ sở. Ðến nay 40 lượt cán bộ của bệnh viện đã đi luân phiên hỗ trợ cho 16 bệnh viện y học cổ truyền trong cả nước với phương thức "cầm tay chỉ việc, cần gì hỗ trợ đấy". Qua đó đã chuyển giao hàng chục kỹ thuật cơ bản như: đại trường châm, thủy châm, cấy chỉ, châm tê phẫu thuật, châm giảm đau, điện châm hỗ trợ cai nghiện ma túy... cho 800 lượt cán bộ của các bệnh viện tuyến dưới. Bệnh viện cũng hỗ trợ tặng trang thiết bị châm cứu (trị giá 150 triệu đồng) để tạo điều kiện cho các bệnh viện, trạm y tế có thể triển khai các kỹ thuật được chuyển giao, góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho tuyến dưới.
 
 
 
                                                                                   Theo ND

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục