"Thượng đế" nhốn nháo đăng ký thông tin thuê bao.

Mặc dù đã được nhà mạng nhắn tin cảnh báo, các phương tiện truyền thông ra sức nhắc nhở, nhưng các “thượng đế” là thuê bao trả trước vẫn đợi đến hạn cuối cùng của năm 2009 mới đi đăng ký thông tin, dẫn đến tình trạng nhốn nháo tại các điểm giao dịch mà nhiều người vẫn không đăng kí được.

Nhà mạng đã nỗ lực

Ngày cuối năm 2009 là ngày “đáng nhớ” đối với các thuê bao trả trước (TBTT) khi họ phải cập rập, chen chúc, cố gắng điền các thông tin cá nhân vào mẫu đăng kí theo qui định hoàn tất trước ngày 1/1/2010 trong sự hỗn loạn tại các điểm giao dịch của MobiFone, Viettel, VinaPhone. Cảnh tượng nhốn nháo chỉ xảy ra đối với ba mạng này vì đây là “tam đại gia” có số lượng thuê bao lớn hàng đầu, và cũng có lượng TBTT chưa hoàn tất đăng kí thông tin cá nhân nhiều nhất.

Không nhắc lại sự nhốn nháo tại các điểm giao dịch đã được các phương tiện truyền thông mô tả khá cụ thể, nhưng cần đặt vấn đề: Do đâu lại xảy ra cảnh chen chúc, nhốn nháo, hỗn loạn… như vậy?

Qui định TBTT phải đăng kí thông tin cá nhân đã được ban hành từ hai năm trước. Thời hạn để đăng kí cũng đã được lùi ít nhất một lần. Sau đó, Bộ TT&TT lại ban hành “qui định ba SIM” (qui định mỗi cá nhân không được đăng ký sử dụng quá ba số TBTT tại mỗi mạng), cũng buộc người sử dụng phải đăng kí lại thông tin, chủ yếu là để xác nhận giữ lại số thuê bao nào và bỏ số thuê bao nào.

Những thông tin này đã được báo chí và các phương tiện truyền thông nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần. Bộ TT&TT cũng đã có chỉ đạo nhắc nhở các nhà mạng nghiêm túc thực hiện qui định. Các nhà mạng như MobiFone, Viettel, VinaPhone đã có những chương trình khuyến mãi nhằm khuyến khích TBTT đăng kí thông tin. Cụ thể, MobiFone đã có ba đợt quay số với tổng giá trị giải thưởng 585 triệu đồng, Viettel và VinaPhone áp dụng chính sách tặng tiền vào tài khoản cho TBTT hoàn tất đăng kí thông tin. Đây là những nỗ lực thúc đẩy khách hàng chấp hành qui định bằng cách sử dụng “giải pháp mềm”, là rất đáng hoan nghênh.

Bài học cho... "thượng đế"

Vậy thì sự cố ùn tắc tại các điểm giao dịch xảy ra trong ngày 31/12/2009 có phải lỗi do nhà mạng? Ai mới thực sự đáng trách ở đây?  

Tại cuộc họp khẩn với các nhà mạng ngày 5/1/2010, Bộ TT&TT đã chỉ đạo kiên quyết cắt liên lạc hoàn toàn với các thuê bao trả trước chưa đăng ký thông tin tính tới thời điểm cuối ngày 31/12/22009. Như vậy, VinaPhone còn kẹt lại khoảng 200.000 thuê bao, Viettel còn xấp xỉ 100.000 thuê bao.

Nhà mạng đã nỗ lực, thậm chí không tiếc kinh phí để đưa việc quản lí TBTT vào nề nếp. Thế nhưng, không ai khác mà chính là các “thượng đế” đã chủ quan lơ là, thậm chí chây ì phớt lờ qui định, để đến nỗi nước đến chân mới nhảy. Vậy thì “thượng đế” nên tiên trách kỉ hậu trách nhân, sao lại có thể quay ra đổ thừa nhà mạng? Không lẽ cứ là “thượng đế” thì miễn nhiễm về trách nhiệm?...

Có lẽ lâu nay, “thượng đế” đã được “chiều chuộng” quen, nên đến lúc buộc phải vắt chân lên cổ chạy đến các điểm giao dịch, chen chúc đến nghẹt thở để đăng kí thông tin - mà nhiều người còn không đăng kí được, “thượng đế” lại quay ra đổ lỗi, trách móc nhà mạng. Thái độ này hoàn toàn thiếu công bằng. Bởi trước đó, nhà mạng đã nhắn tin, thậm chí điện thoại đến các thuê bao nhắc nhở đăng kí thông tin, nhưng nhiều TBTT ít để tâm đến. Nếu “thượng đế” khẩn trương từ những ngày đầu, hoặc chấp hành đăng kí thông tin trong suốt khoảng thời gian những ngày rộng tháng dài đã qua, đừng để nước đến chân mới nhảy, thì đã không xảy ra tình trạng không đăng kí được thông tin cá nhân đúng thời hạn, bị mất số mất tài khoản…

Đây là bài học đắt giá cho “thượng đế”. Cần ý thức rằng, đừng ỷ lại cứ là “thượng đế” thì muốn làm gì thì làm. Cao hơn tất cả là luật pháp, mà ngay cả “thượng đế” cũng phải chấp hành. Đừng sa vào tình trạng chấp pháp chậm trễ, nửa vời rồi xoay qua đổ lỗi cho cơ quan quản lí hay nhà cung cấp dịch vụ, như vậy vừa không khách quan lại vừa thiếu thuyết phục.

                                                                                        Theo Vnn

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục