Theo các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT), đến năm 2015, nước ta vẫn chưa thể là một quốc gia phát triển mạnh về công nghiệp phần mềm, nhưng hoàn toàn có thể trở thành một nước có nguồn nhân lực phần mềm phát triển. Trên thực tế, ngành phần mềm thế giới hiện đang thiếu 1,5 triệu nhân lực, đến năm 2010 thiếu tới ba triệu và 2015 là bảy triệu người. Vì vậy, các công ty CNTT ở những nước phát triển đang hướng đến khai thác nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển.

Tổ chức Xúc tiến xử lý thông tin Tô-ki-ô cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đẩy mạnh việc chuyển giao phát triển phần mềm ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn năm 2006, số vốn đối tác Nhật Bản trả cho các công ty phần mềm Việt Nam là 430 triệu yên, thì năm 2007 là 540 triệu yên. Theo khảo sát của Hiệp hội CNTT Nhật Bản (JISA), Việt Nam vượt qua Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Ðộ để chiếm vị trí đối tác số một của các công ty phần mềm Nhật Bản.  Nhiều nước coi việc hợp tác với Việt Nam là cơ hội để giải bài toán khan hiếm nhân lực phần mềm. Hiện có 15 doanh nghiệp phần mềm Ðan Mạch đang có các hoạt động với đối tác Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tiếp tục sang Việt Nam tìm kiếm đối tác. Trước nhu cầu ngày càng cao, nước ta có nhiều cơ hội trở thành một trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực phần mềm cho  nhu cầu trong nước và quốc tế.  Với lợi thế về dân số, lại có nền giáo dục được phổ cập rộng rãi, thế hệ trẻ yêu thích công nghệ, khả năng toán học, tư duy lô-gích  tốt, bên cạnh đó, lại được Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển CNTT. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở khi mục tiêu và tầm nhìn quốc gia về phát triển CNTT, chúng ta xác định lấy công nghiệp phần mềm làm trọng tâm; trong công nghiệp phần mềm, lấy đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng quốc tế làm bước đột phá.


Trình độ nhân lực trong các công ty phần mềm nước ta ở mức khá so với khu vực, nhưng trình độ nhân lực được đào tạo để cung cấp cho các công ty phần mềm lại hạn chế. Hiện nay, mỗi năm, các trường đại học, cao đẳng cho ra trường khoảng  chín nghìn  kỹ sư, cử nhân CNTT. Thế nhưng, các công ty phần mềm luôn "khát" nhân lực. Nhiều công ty cổ phần cho rằng, con số chín nghìn  kỹ sư, cử nhân CNTT ra trường mỗi năm ít có ý nghĩa với họ.


Chỉ tiêu cho công nghiệp phần mềm đến năm 2010 là doanh thu đạt 800 triệu USD (40% xuất khẩu); nhân lực phần mềm đạt từ 55 nghìn đến 60 nghìn người. Nhưng đến nay, chỉ tiêu nhân lực khó thành hiện thực. Ðể đạt mục tiêu này, Nhà nước cần thành lập cơ quan đặc trách về phát triển nhân lực phần mềm và CNTT quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp khả thi, chịu trách nhiệm triển khai để thay đổi cơ bản về quy trình, chất lượng đào tạo kỹ sư CNTT.
 
                                                                         Theo Báo Nhandan


Các tin khác

Không có hình ảnh
Một mẫu Apple Tablet trong mơ của người sử dụng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thủ thuật phóng lớn nhưng không làm “vỡ” ảnh

Thông trường, khi phóng lớn, các hình ảnh thường bị "vỡ", thường gặp nhất là tình trạng hình ảnh bị răng cưa. Phần mềm SmillaEnlarger có thể phóng lớn hình ảnh lên gấp nhiều lần những vẫn thu được kết quả ưng ý nhất.

Châm cứu trị bệnh

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền không dùng thuốc, dễ triển khai với chi phí điều trị thấp là thế mạnh của nền y học Việt Nam, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

'"Siêu mạng điện" chia sẻ năng lượng gió đại dương

Tuy không đạt được mục tiêu chung, nhưng Hội nghị Copenhagen cũng ký kết được một thỏa thuận khu vực: chia sẻ nguồn năng lượng tái tạo chung. Công việc bắt đầu triển khai từ đầu năm 2010.

Bộ nhớ bằng chất dẻo

Các nhà nghiên cứu tại Ðại học Tô-ki-ô đang thử nghiệm một loại bộ nhớ mềm dẻo, có thể cuốn lại được để thích hợp với các thiết bị di động.

Khắc phục lỗi không thể khởi động ở Windows

Windows bỗng nhiên trở chứng và không thể khởi động bình thường. Nếu trường hợp này xảy ra, hãy bình tĩnh và thử sử dụng công cụ Startup Repair Tools được tích hợp sẵn trong Windows.

Thu hút “chất xám” Việt kiều - Trọng dụng hơn trọng đãi

Vượt những rào cản về vật chất và tinh thần, từ sự mách bảo của trái tim, nhiều trí thức Việt kiều đã trở về thực hiện mong ước phục vụ cho quê hương. Thế nhưng, ngoài sự động viên, chúng ta còn rất nhiều chuyện phải làm để họ thật sự toàn tâm, toàn ý làm việc và cống hiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục