Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại kế hoạch xây dựng hàng loạt đập thủy điện của các nước ở lưu vực sông Mekong có thể đe dọa nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và khiến một số loài quý hiếm ở đây đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Sông Mekong là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng ĐNA và đây cũng là vựa cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khoảng 40 triệu người ở khu vức này sống nhờ vào việc đánh bắt thủy sản trên sông Mekong, với giá trị hàng năm đạt 2,5 tỷ đô la.

Tuy nhiên, các chuyên gia thủy sản lo ngại rằng việc các nước như Thái Lan, Campuchia và Lào dự định xây dựng một loạt đập trên sông Mekong để phát triển thủy điện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc di cư của các loài thủy sản, khiến một số loài có thể phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.

Các nhà bảo vệ môi trường cho rằng dự án xây đập thủy điện của Lào ở vùng Don Sahong, gần biên giới với Campuchia, có thể khiến loài cá heo quý hiếm Irrawaddy biến mất khỏi sông Mekong.

Soung Ma thường kiếm sống bằng nghề dẫn khách du lịch đi xem cá heo Irrawaddy. "Những người dân ở đây thường dẫn khách du lịch tới xem loài cá heo đặc biệt này. Chúng tôi dùng những thuyền nhỏ để đưa khách du lịch tới những nơi có cá heo và họ trả tiền cho chúng tôi", anh Ma nói.

Hiện tại, tài nguyên sông Mekong chảy qua khu vực Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam được điều phối bởi Ủy ban sông Mekong. Ông Jeremy Bird, Giám đốc của tổ chức, cho rằng việc hài hòa lợi ích của những người dân và lợi ích của phát triển thủy điện ở lưu vực sông Mekong là thách thức lớn nhất mà tổ chức này đang phải đối mặt.

"Chúng tôi đang thảo luận về cuộc sống của hàng triệu người ở lưu vực sông Mekong. Nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua tiềm năng thủy điện dồi dào từ dòng sông này. Năng lượng điện không chỉ giúp tăng thu nhập cho những nước sở tại mà còn giúp phát triển các ngành công nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở những nước này”, ông Bird nói.

Việc xây dựng các đập trên sông Mekong đã khiến sản lượng cá ở đây giảm đáng kể trong những năm qua. Điều này đã khiến một số ngư dân phải chuyển sang nuôi trồng thủy sản thay vì đánh bắt như trước đây. Suchart Ingthamjitr, một cán bộ chương trình của Ủy ban sông Mekong, cho rằng nuôi trồng thủy sản có thể giúp giải quyết sự thiếu hụt này.

"Giá của các loại thủy sản tự nhiên cao hơn thủy sản nuôi công nghiệp. Nhưng điều quan trọng là nguồn cá tự nhiên không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào các mùa trong trong năm. Trong khi đó, cá nuôi có thể cung cấp cho thị trường quanh năm”, Ingthamjitr nói.

Tuy vậy, các nhà bảo vệ môi trường và các chuyên gia thủy sản vẫn lo ngại rằng việc xây đập trên sông Mekong sẽ làm thay đổi lối sống đã có từ hàng trăm năm bên lưu vực dòng sông này.

                                                                                Theo Vnn

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục