Sông băng Siachen chảy ngang khu vực dãy Himalaya, chia cắt Ấn Độ và Pakistan.

Sông băng Siachen chảy ngang khu vực dãy Himalaya, chia cắt Ấn Độ và Pakistan.

Những số liệu mới nhất cho thấy các sông băng trên thế giới đang tan chảy với tốc độ báo động và có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới.

Cơ quan theo dõi và nghiên cứu sông băng thế giới (WGMS) vừa cảnh báo tốc độ tan chảy đáng lo ngại của các sông băng trên thế giới và đưa ra dự báo về sự biến mất của hàng loạt sông băng vào giữa thế kỷ này.

Công bố của WGMS dựa trên kết quả theo dõi hàng năm từ chín dãy núi của bốn lục địa có sông băng, kết quả cho thấy những cảnh báo của các nhà khoa học trước đó về “cái chết” của các sông băng trong tương lai gần là điều có thể xảy ra. Sự tan chảy của sông băng cũng là dấu hiệu rõ nét và tiêu biểu nhất cho sự nóng lên của Trái đất.

Giáo sư Wilfried Haeberli, giám đốc WGMS cho biết kết quả nghiên cứu mới nhất trên toàn cầu cho thấy hầu hết sông băng đang tan chảy với tốc độ cao nhất từ trước đến nay. Giáo sư Haeberli cũng nhấn mạnh nhiều sông băng có thể sẽ biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới khi nhiệt độ toàn cầu vẫn ngày một gia tăng.

Các sông băng có nguy cơ biến mất cao nhất là những sông băng ở độ cao thấp như dãy Alps (châu Âu) và Pyrenees (châu Phi), các phần của dãy núi Andes ở Nam và Trung Mỹ, dãy Rocky (Bắc Mỹ).

Theo giáo sư Wilfried Haeberli, thế giới đang đối mặt với một kịch bản tồi tệ nhất: sẽ có khoảng 70% các sông băng ở dãy Alps tan hết vào giữa thế kỷ này, và băng dãy Pyrenees sẽ biến mất hoàn toàn. Các sông băng ở tầm cao hơn như ở dãy Himalaya và Alaska có nhiệt độ lạnh hơn, băng dày hơn nhưng cũng có khả năng bị đe dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng vào cuối thế kỷ.

WGMS ghi lại các số liệu từ 100 khu vực trên thế giới với khoảng 160.000 sông băng, bao gồm cả những số liệu từ năm 1980. Các nhà khoa học cũng sử dụng các phương pháp địa chất và các dữ liệu địa phương để hình ảnh hóa và ước lượng lại sự thay đổi kích thước của các dòng sông băng trong lịch sử. Các số liệu trong hai năm 2007-2008 cho thấy độ giảm trung bình khi khảo sát 96 sông băng là gần nửa mét, và từ năm 1980-2008 lượng băng đã mỏng đi khoảng 13m.

Các sông băng khi tan chảy sẽ giải phóng một lượng khí metal - tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, hậu quả là Trái đất sẽ nóng lên, kéo theo đó là hàng loạt thay đổi về khí hậu và môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống trên hành tinh.

                                                                           Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục