Giá hạn ngạch khí thải "nhà kính" ở châu Âu hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua, sau khi thỏa thuận cắt giảm khí thải đạt được ở Copenhagen làm thất vọng giới đầu tư.

Mô tả ảnh.
Nếu châu Âu không nâng mục tiêu cắt giảm khí thải thì hiện tượng biến đổi khí hậu có thể sẽ ngày càng gia tăng.

Thỏa thuận Copenhagen ký bởi các nước Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế đang trỗi dậy không mang tính ràng buộc pháp lý.

Chính vì vậy, Liên minh châu Âu nói rằng họ sẽ không nâng mức cắt giảm lên 30% vào năm 2020. Sự kiện này tác động mạnh đến giá hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Trong phiên giao dịch ngày 21.04.2010, giá hạn ngạch phát thải giao vào tháng 12.2010 giảm 8,7% đạt mức 12,4 euro/tấn (carbon quy đổi).Nếu châu Âu nâng mục tiêu cắt giảm khí thải thì nhu cầu mua hạn ngạch phát thải sẽ tăng, và như vậy đẩy giá lên cao.

Mới đây 27 quốc gia trong khối EU đã đạt được thỏa thuận cả gói về biến đổi khí hậu sau quá trình đàm phán căng thẳng hàng tháng trời. Thỏa thuận tập trung vào 3 lĩnh vực: cắt giảm khí thải, năng lượng tái tạo, và tiết kiêm năng lượng, với mục tiêu 20-20-20. Điều này có nghĩa: đến năm 2020, các nước châu Âu sẽ cắt giảm 20% khí thải so với năm 1990, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20%, và cắt giảm sử dụng năng lượng 20%.

Thỏa thuận này được giới quan sát đánh giá là kém tham vọng, vì châu Âu vẫn có thể đáp ứng được một mức cắt giảm cao hơn.

Trong năm 2009, mức phát thải của châu Âu đã giảm 6% do suy thoái kinh tế, trong đó mảng công nghiệp (chiểm một nửa khí CO2 phát thải) giảm 11%

Từ năm 2005, mức phát thải được cấp phát cho các ngành kinh tế châu Âu. Do hạn ngạch phát thải được phân bổ trước khi có dấu hiệu suy thoái, nên một số hạn ngạch cấp phát vượt quá mức phát thải hiện nay. (Xem hình)

                                                                                        Theo Vnn

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục