Lực lượng CSMT kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT tại các cơ sở y tế tuyến huyện

Lực lượng CSMT kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT tại các cơ sở y tế tuyến huyện

(HBĐT) - Nhân ngày môi trường thế giới 5/6, Thượng tá Đinh Văn Thể, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường đã có cuộc trao đổi với PV Báo Hòa Bình xung quanh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

PV: Xin Thượng tá cho biết những kết quả nổi bật của lực lượng Cảnh sát môi trường tỉnh ta trong thời gian qua?

 

Thượng tá Đinh Văn Thể:  Được thành lập từ ngày 1/11/2007, qua 3 ba năm đi vào hoạt động, lực lượng CSMT đã khắc phục khó khăn, tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh và phòng ngừa có hiệu quả các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Phòng CSMT đã tham mưu cho UBND tỉnh, Ban GĐ Công an tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập. Lực lượng CSMT đã phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng kiểm tra 1.061 lượt các tổ chức, cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; kiến nghị, nhắc nhở gần 2.021 thiếu sót, vi phạm; xử phạt và kiến nghị các cấp có thẩm quyền ra quyết định phạt với tổng số tiền trên 881 triệu đồng đối với 342 tổ chức, cá nhân và phương tiện vị phạm, đồng thời cảnh cáo và nhở nhở trên 304 cơ sở vi phạm các quy định của pháp luật về môi trường. Riêng lực lượng CSMT đã kiểm tra độc lập 275 lượt cơ sở, ra quyết định và đề nghị Ban GĐ Công an tỉnh ra quyết định xử phạt đối với 74 cơ sở vi phạm với tổng số tiền gần 160 triệu đồng.

 

PV: Theo Thượng tá, những biện pháp nào hiệu quả để phát hiện các vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT?

 

Thượng tác Đinh Văn Thể: Từ thực tế, chúng tôi thấy rằng, để công tác đấu tranh phòng- chống tội phạm và vi phạm phát luật về môi trường đạt được hiệu quả cao trước hết cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng triển khai các biện pháp QLNN về lĩnh vực môi trường. Thứ hai là các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng công an nói chung và lực lượng CSMT nói riêng là thế mạnh của lực lượng CSMT. Bởi, trong nghiệp vụ công an có công tác điều tra cơ bản và các biện pháp nghiệp vụ khác có thể đánh giá được các khía cạnh, tình hình là cơ sở để phục vụ công tác điều tra phòng- chống tội phạm về môi trường. Tiếp đến là phải dự báo tốt, nắm chắc tình hình để triển khai các biện pháp nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện những vi phạm về môi trường để xử lý và đề xuất xử lý. Để triển khai các biện pháp nghiệp vụ đạt kết quả cao, đòi hỏi cán bộ chiến sỹ CSMT phải tinh thông về nghiệp vụ, nhiệt tình xông xáo trong công tác, chúng tôi đang hoàn thiện mình để triển khai tốt vấn đề này. Cùng với các biện pháp trên thì công tác vận động được quần chúng nhân dân tham gia giám sát, đấu tranh với các loại tội phạm về môi trường. Ngoài những biện pháp trên thì việc chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần, giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng hình ảnh “đoàn kết, kỷ cương, trí tuệ, hiệu quả và vì dân phục vụ” của cán bộ, chiến sỹ CSMT là rất cần thiết.

 

PV: Lực lượng CSMT đang đối mặt với những khó khăn nào, thưa Thượng tá?

 

Thượng tá Đinh Văn Thể: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, chưa có hệ thống chế tài nghiêm khắc đủ sức răn đe đã ảnh hưởng đến công tác đấu tranh, phòng- chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT. Trong khi đó, lực lượng CSMT thì cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kinh phí còn thiếu và chưa đồng bộ. Hiện nay, các máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác kiểm tra, giám định thiếu, chủ yếu là các thiết bị đơn giản như: đo khí thải, nước thải… Tỉnh ta chưa có cơ quan giám định những tác động ảnh hưởng đến môi trường. Muốn có căn cứ pháp lý làm cơ sở xử lý vi phạm cần phải gửi mẫu đi giám định tại các trung tâm được Nhà nước công nhận rất mất thời gian và tốn kém.

 

PV: Thượng tá đánh giá thế nào về tình hình thực hiện Luật BVMT cũng như các văn bản pháp luật liên quan của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh ta?

 

Thượng tá Đinh Văn Thể: Thông qua công tác kiểm tra thực tế cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức và một bộ phận dân cư còn hạnh chế. Nhiều doanh nghiệp (DN)quá coi trọng  lợi ích kinh tế cục bộ mà xem nhẹ các yêu cầu về BVMT. Những DN ra đời trước khi có Luật Môi trường đều chưa có sự chuẩn bị và không có những biện pháp bảo vệ môi trường, triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các DN được cấp phép gần đây đều cam kết có báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng chỉ để đối phó với các cơ quan chức năng, cơ quan QLNN. Các vụ việc vi phạm về môi trường khá phổ biến, nhất là ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, kiểm tra ở đâu là vi phạm ở đó. Đã có một số DN xả nước thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Một số DN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, rác thải nhưng lại không vận hành. Nhiều doanh nghiệp vi phạm vượt chuẩn về tiếng ồn, khói bụi, khí thải. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp, bệnh viện còn nhiều bất cập. Bãi chôn lấp rác thải phường Tân Hòa (TPHB) không đạt yêu cầu quy định, không xử lý theo quy trình; còn bãi chôn lấp rác thải ở Yên Mông vẫn chưa vận hành được. Đến nay, các huyện đều có bãi chôn lấp rác thải, nhưng quy hoạch chưa hợp lý lại mới dừng lại ở thu gom và chôn lấp, về lâu dài sẽ gây ô nhiễm nặng nề cho cuộc sống người dân trong khu vực. Đối với hệ thống xử lý rác thải của các bệnh viện tuyến huyện phần lớn không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên, qua kiểm tra các mẫu giám định đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

 

PV: Lực lượng CSMT đang tập trung triển khai những giải pháp trọng tâm nào để tăng cường phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về BVMT?

 

Thượng tá Đinh Văn Thể: Lực lượng CSMT đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật BVMT và các văn bản liên quan. Tới đây sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý và đề xuất xử lý các tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật về lĩnh vực BVMT. Đặc biệt sẽ xử lý thật nghiêm khắc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây bức xúc cho nhân dân. Tập trung vào các lĩnh vực như: khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, khai thác rừng, cát sỏi, đá, nước ngầm; quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, thực động vật hoang dã quý hiếm; xả các chất thải, nước thải, rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường; các cơ sở kinh doanh ăn uống, các lò giết mổ, nội tạng động vật không qua kiểm dịch…

 

 

PV: Xin cảm ơn Thượng tá!

                                                                            Lê Chung

                                                            (Thực hiện)

 

Các tin khác


Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Thời tiết ngày 4/5: Nhiều khu vực có mưa và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4//5, nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.

Thời tiết ngày 3/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 3/5, Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục