‘Race to the End of the Earth’ - ‘Cuộc đua tới nơi tận cùng trái đất’ - đó là chủ đề cuộc triển lãm mới của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (American Museum of Natural History, AMNH) để tái hiện lại cuộc đua tranh quyết liệt tới Nam cực của hai nhà thám hiểm gan dạ Roald Amundsen và Robert Falcon Scott.

 

Roald Amundsen và Robert F. Scott trên ván trượt tuyết trong cuộc thám hiểm đến Nam cực. Ảnh: AMNH Library.
Roald Amundsen và Robert F. Scott trên ván trượt tuyết trong cuộc thám hiểm đến Nam cực. Ảnh: AMNH Library.

Sự kiện quan trọng này mở cửa từ ngày 29-5, AMNH cho biết hiện vật, ảnh, bản sao và các mô hình sẽ cung cấp cho người xem một cuộc đua ‘chinh phục’ Nam cực đầy kịch tính trong lịch sử thám hiểm của hai ‘địch thủ’ Roald Amundsen (1872-1928), người Na Uy và Robert Falcon Scott (1868-1912), người Anh.

Cuộc ‘thách thức’ chinh phục Nam cực của Amundsen và Scott được bắt đầu vào năm 1910. Hai nhà thám hiểm đã có những phương án chọn tuyến đường và các quyết định khác nhau mà chúng sẽ đóng vai trò quyết định ‘vinh quang’ hoặc ‘thất bại’ của họ.

Đoàn thám hiểm Amundsen khởi hành trên xe chó kéo, trong khi đoàn thám hiểm Scott  lại dùng xe trượt kéo bằng ngựa và xe trượt tuyết chuyên dụng có gắn có động cơ dùng sức người để mang thực phẩm, nhiên liệu, quần áo và túi ngủ.

Trong quá trình thám hiểm Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã thực hiện một số cuộc thám hiểm địa chất vùng cực và thu thập trứng chim cánh cụt hoàng đế. Ngày 24-10-1911, nhóm Scott đã bắt đầu hướng tới gần Nam cực. Tuy nhiên, nhóm Scott không ngờ rằng kế hoạch trên đã gặp thất bại, việc dùng ngựa thay chó hóa ra là một sai lầm phải trả giá đắt, ngựa chết và động cơ bị hỏng vì thời tiết băng giá khắc nghiệt, họ phải tự mang vác hành lý.

Sau những thử thách khốc liệt, cuối cùng đoàn thám hiểm Scott cũng đặt chân tới Nam cực, đó là vào ngày 17-1-1912. Tuy nhiên, ý chí của nhóm Scott đã cạn kiệt khi họ phát hiện lá cờ Na Uy do nhóm Amundsen cắm giữa miền tuyết trắng hoang vắng khoảng 5 tuần trước đó (ngày 14-12-1911). Họ đã chính thức thua trong cuộc đua.

Khát vọng ‘chinh phục’ Nam cực của đoàn thám hiểm Scott đã bị bẽ gãy, họ không còn đủ lương thực và tinh thần trong cuộc hành trình trở về, vùng đất Nam cực đã nuốt chửng họ. Ngày 12-11-1912, đội cứu nạn đã tìm thấy chiếc lều cùng với di hài của họ trên tuyết, nằm cạnh đó là quyển nhật ký của Scott.

Tuy nhiên, cái chết của Scott là một sự hy sinh quả cảm trong việc tìm kiếm và khám phá những vùng đất mới, để lại trong trái tim nhân loại niềm cảm phục sâu sắc.

Dưới đây là những hình ảnh tái hiện “Cuộc đua tới nơi tận cùng trái đất”:

Đoàn thám hiểm Scott dùng sức người kéo hành lý trong cơn bão tuyết.  Ảnh: AMNH/C. Chesek.
Đoàn thám hiểm Scott dùng sức người kéo hành lý trong cơn bão tuyết.  Ảnh: AMNH/C. Chesek.

Ông Robert F. Scott đang viết nhật ký trong căn lều gỗ tại mũi đất Evans, Nam cực vào năm 1911. Bên trong căn lều bao gồm giường, phòng thí nghiệm khoa học, bộ bàn ghế, phòng ăn, phòng tối để rửa ảnh và thậm chí có một cây đàn piano. Ảnh: AMNH Library.
Ông Robert F. Scott đang viết nhật ký trong căn lều gỗ tại mũi đất Evans, Nam cực vào năm 1911. Bên trong căn lều bao gồm giường, phòng thí nghiệm khoa học, bộ bàn ghế, phòng ăn, phòng tối để rửa ảnh và thậm chí có một cây đàn piano. Ảnh: AMNH Library.

Tái hiện trưng bày đồ vật trong căn lều của Robert F. Scott tại cuộc triển lãm ‘Cuộc đua tới nơi tận cùng trái đất’.  Ảnh: Jon Snyder/Wired.com.
Tái hiện trưng bày đồ vật trong căn lều của Robert F. Scott tại cuộc triển lãm ‘Cuộc đua tới nơi tận cùng trái đất’.  Ảnh: Jon Snyder/Wired.com.

Loài hải cẩu báo (Hydrurga leptonyx) được tìm thấy nhiều tại Nam cực. Nó là một trong những động vật săn mồi bậc cao trong chuỗi thức ăn tại Nam cực. Trong mùa hè, hải cẩu báo săn chim cánh cụt và các loài hải cẩu khác, còn trong mùa đông, thức ăn chủ yếu của nó là cá và các loài nhuyễn thể. Ảnh: AMNH. Loài hải cẩu báo (Hydrurga leptonyx) được tìm thấy nhiều tại Nam cực. Nó là một trong những động vật săn mồi bậc cao trong chuỗi thức ăn tại Nam cực. Trong mùa hè, hải cẩu báo săn chim cánh cụt và các loài hải cẩu khác, còn trong mùa đông, thức ăn chủ yếu của nó là cá và các loài nhuyễn thể khác. Ảnh: AMNH.
Loài hải cẩu báo (Hydrurga leptonyx) được tìm thấy nhiều tại Nam cực. Nó là một trong những động vật săn mồi bậc cao trong chuỗi thức ăn tại Nam cực. Trong mùa hè, hải cẩu báo săn chim cánh cụt và các loài hải cẩu khác, còn trong mùa đông, thức ăn chủ yếu của nó là cá và các loài nhuyễn thể khác. Ảnh: AMNH.
Loài hải cẩu báo (Hydrurga leptonyx) được tìm thấy nhiều tại Nam cực. Nó là một trong những động vật săn mồi bậc cao trong chuỗi thức ăn tại Nam cực. Trong mùa hè, hải cẩu báo săn chim cánh cụt và các loài hải cẩu khác, còn trong mùa đông, thức ăn chủ yếu của nó là cá và các loài nhuyễn thể khác. Ảnh: AMNH.
Loài hải cẩu báo (Hydrurga leptonyx) được tìm thấy nhiều tại Nam cực. Nó là một trong những động vật săn mồi bậc cao trong chuỗi thức ăn tại Nam cực. Trong mùa hè, hải cẩu báo săn chim cánh cụt và các loài hải cẩu khác, còn trong mùa đông, thức ăn chủ yếu của nó là cá và các loài nhuyễn thể. Ảnh: AMNH.

Trong quá trình thám hiểm ‘chinh phục’ Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã nghiên cứu và phân tích khoa học về loài chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri).  Ảnh: Rod Mickens/AMNH. Trong quá trình thám hiểm ‘chinh phục’ Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã nghiên cứu và phân tích khoa học về loài chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri).  Ảnh: Rod Mickens/AMNH.
Trong quá trình thám hiểm ‘chinh phục’ Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã nghiên cứu và phân tích khoa học về loài chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri).  Ảnh: Rod Mickens/AMNH.
Trong quá trình thám hiểm ‘chinh phục’ Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã nghiên cứu và phân tích khoa học về loài chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri).  Ảnh: Rod Mickens/AMNH.
Trong quá trình thám hiểm ‘chinh phục’ Nam cực, đoàn thám hiểm Scott đã nghiên cứu và phân tích khoa học về loài chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri).  Ảnh: Rod Mickens/AMNH.

Các thành viên của nhóm thám hiểm Scott: trừ trái qua Edward A. Wilson, thuyền trưởng Robert F. Scott, Edgar Evans, Lawrence Oates, và Henry Robertson Bowers. Ảnh: AMNH.
Các thành viên của nhóm thám hiểm Scott: trừ trái qua Edward A. Wilson, thuyền trưởng Robert F. Scott, Edgar Evans, Lawrence Oates, và Henry Robertson Bowers. Ảnh: AMNH.

Tái hiện phòng trưng bày đồ vật của đoàn thám hiểm Amundsen được thiết kế lưu thông nhau trong lớp băng Nam cực. Ảnh: Wyatt/The New York Times.
Tái hiện phòng trưng bày đồ vật của đoàn thám hiểm Amundsen. Phòng được thiết kế lưu thông nhau trong lớp băng Nam cực. Ảnh: Wyatt/The New York Times.

Trang phục thám hiểm Amundsen thường dùng là da hải hẩu (phải) trong khi của Scott chủ yếu là thêu dệt có thể chống chọi được gió rét.  Ảnh: Wyatt/The New York Times.
Trang phục thám hiểm của đoàn Amundsen thường dùng là da hải cẩu (phải) trong khi của đoàn Scott chủ yếu là thêu dệt có thể chống chọi được gió rét.  Ảnh: Wyatt/The New York Times.

Du khách thử những chiếc áo khoác vùng cực được trưng bày lại cuộc triển lãm. Ảnh: Wyatt/The New York Times.
Du khách thử những chiếc áo khoác vùng cực được trưng bày lại cuộc triển lãm. Ảnh: Wyatt/The New York Times.

 

                                                                         Theo VietNamnet

Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục