Người ta đã biết từ lâu nhiều loài vật có những phản ứng đặc biệt, dường như một linh tính trước khi các trận động đất xảy ra. Song đây là lần đầu tiên người ta phát hiện điều này cũng có ở loài ếch nhái.

Nhờ quan sát loài động vật này, có thể phát hiện động đất!
Nhờ quan sát ếch nhái, người ta có thể phát hiện động đất!

Các tác giả của bài báo công bố điều này – nhóm các nhà khoa học do Rachel Grant từ Trường ĐH mở London (Anh) đứng đầu đã tiến hành quan sát và ghi lại hình ảnh của các loài ếch nhái trong nhiều tháng vào mùa sinh đẻ của chúng trong năm. Mục tiêu ban đầu của nghiên cứu hơi khác: chỉ là tìm hiểu ảnh hưởng của chu kỳ các tuần trăng đến sự sinh sản của loài vật lưỡng cư này.

Từ những kết quả thu được của những ghi chép hết sức tỷ mỷ, các nhà khoa học nhận thấy 5 ngày trước khi trận động đất mang tính huỷ diệt xảy ra tại thành phố L’akwila của Italia vào ngày 6/4/2009 có những triệu chứng kỳ lạ trong quần thể ếch nhái sống trong ao. Trước lúc động đất khoảng 5 ngày 96% số ếch nhái đực bỗng nhiên đồng loạt rời bỏ cái ao tù nhỏ hẹp của mình bỏ đi lẩn trốn tại những nơi khác trên cạn (mà người ta chưa biết chúng tạm thời “sơ tán” ở đâu), và chỉ quay trở lại ao sau vài ngày, khi những dư chấn cuối cùng của trận động đất không còn nữa.

Chậm hơn một chút, 3 ngày trước khi động đất toàn bộ ếch nhái có mặt trong ao ở cách tâm động đất 74 km đều bỏ ao ra đi tìm hang hốc ẩm thấp khác để tạm trú và khi bình an trở lại, hầu như toàn bộ quần thể ếch nhái đều “quy cố hương” để tiếp tục tham gia vào những cuộc ái ân duy trì nòi giống.

Như vậy, chúng ta có thêm một hiện tượng có thể dùng để phát hiện động đất và sóng thần (tâm địa chấn nằm ngoài biển khơi, khi động đất, tạo ra những đợt sóng lớn tràn vào bờ) nhờ quan sát loài ếch nhái sống ở những hồ ao gần nhà.

                                                                                         Theo Vnn

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục