Sông Tô Lịch có tổng chiều dài 14km. Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng, không thể cùng một lúc xử lí ô nhiễm toàn bộ chiều dài dòng sông vì chi phí quá lớn. Trước mắt, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thử nghiệm với 2km đầu tiên, đoạn sông từ đường Cầu Giấy về đường Hoàng Quốc Việt để đánh giá hiệu quả của công nghệ sử dụng. Kinh phí dự tính là từ 30-40 tỉ đồng.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang xem xét phương án xử lí ô nhiễm nước sông Tô Lịch bằng công nghệ trong nước. Nếu thực hiện thành công, dòng sông chết bao năm giữa Hà Nội sẽ có cơ hội được giải cứu…

Xử lí ô nhiễm tận gốc phải mất 500 triệu USD

Sông Tô Lịch được xếp vào danh mục các sông hồ cần giải cứu khẩn cấp của Hà Nội do mức độ ô nhiễm quá cao. Trung bình mỗi ngày, 200.000m3 nước thải vẫn được xả xuống lòng sông, gây mùi hôi thối nặng nề cho các khu dân cư gần đó. Để trả lại sự sống cho dòng sông, mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đưa ra đề án xử lí ô nhiễm bằng tổ hợp công nghệ trong nước.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: "Xử lý ô nhiễm tận gốc cho sông Tô Lịch là bài toán cực kì phức tạp, công nghệ ngoại nhập có thể làm được nhưng chi phí rất lớn, ước tính có thể lên tới 500 triệu USD. Như thế phải mất ít nhất 10-15 năm nữa, chúng ta mới có thể nghĩ tới vấn đề này. Tuy nhiên, trước mắt, chúng ta vẫn có thể giúp dòng sông giảm bớt phần nào mức độ ô nhiễm, khử hết mùi hôi thối, tạo điều kiện cho vi thủy sinh sống sót… bằng các phương pháp công nghệ từ trong nước với chi phí rẻ tiền hơn".

Nếu không được xử lý ô nhiễm, sông Tô Lịch sẽ trở thành "dòng sông chết".

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng, muốn xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch không thể chỉ sử dụng một công nghệ, mà cần tới cả tổ hợp công nghệ, theo quy trình hợp lý. Các nhà khoa học Việt Nam có đủ khả năng làm được điều đó.

Trên thực tế, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách Khoa đã đưa ra công nghệ keo tụ, ứng dụng cho hiệu quả cao. Các nhà khoa học ở Viện Khoa học công nghệ Việt Nam cũng nghiên cứu thành công phương pháp cô đọng bùn đáy. Viện Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đưa ra công nghệ vi sinh, có thể xử lí ô nhiễm nước song mất thời gian khá lâu.

Đặc biệt, Công ty Green (Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc) cũng đã nghiên cứu thành công các chế phẩm xử lý ô nhiễm nước sông hồ như LTH 100, LTH 69, LTH 79. Chế phẩm LTH 100 đã ứng dụng tại Trạm thoát nước Hòa Cường (Đà Nẵng), nguồn nước về cơ bản đã trong, không còn mùi hôi thối. Chế phẩm LTH 79 có chất tạo lắng, khi rải xuống lòng sông, ngay lập tức sẽ phân hủy tầng đáy, kích hoạt vi sinh vật hoạt động, làm mất lớp bùn. Ước tính, sau 4 tháng, lượng bùn có thể giảm từ 25-30%. Chế phẩm này đã được sử dụng nhiều ở Pháp, Đức.

Ngoài ra, các nhà khoa học Việt Nam còn ứng dụng thành công công nghệ Water Plasma - xử lý nước thải qua các trạm bơm. Theo đó, có thể xử lí được trung bình từ 70-140m3 nước/h. Nước thải sau khi qua trạm bơm sẽ bị thay đổi thành phần cấu trúc, trở nên có tính oxy hóa khử cao và được làm sạch rất nhanh. Phương pháp này đã được thực hiện tại hồ nước Kiêu Kị (Gia Lâm, Hà Nội), cho hiệu quả rõ rệt. Cách thức sử dụng men vi sinh, làm các bè thủy sinh dưới lòng sông cũng đem lại kết quả cải tạo nguồn nước.

Các giải pháp công nghệ trên, nếu kết hợp hợp lý với nhau sẽ cải thiện nhanh tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở sông Tô Lịch.

Thử nghiệm xử lý ô nhiễm 2km đầu tiên

Sông Tô Lịch có tổng chiều dài 14km. Theo ông Lạng, không thể cùng một lúc xử lí ô nhiễm toàn bộ chiều dài dòng sông vì chi phí quá lớn. Trước mắt, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thử nghiệm với 2km đầu tiên, đoạn sông từ đường Cầu Giấy về đường Hoàng Quốc Việt để đánh giá hiệu quả của công nghệ sử dụng. Kinh phí dự tính là từ 30-40 tỉ đồng. Nếu bắt tay thực hiện thì chỉ sau 2 tuần đã có thể quan sát thấy sự chuyển biến của nước sông và sau 2 tháng thì sẽ thấy nguồn nước được làm sạch, không còn mùi hôi thối.

Hiện tại, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội có khoảng 130 hồ, số lượng các dòng sông chưa thống kê hết, trong đó phần lớn thuộc diện phải cải tạo gấp vì ô nhiễm nặng. Hiện tại, Hội đồng khoa học (Bộ Khoa học và Công nghệ) vẫn đang họp bàn để thống nhất về công nghệ, quy trình. Nếu thuận lợi thì sông Tô Lịch sẽ được thực hiện xử lí ô nhiễm ngay trong tháng 7

                                                                                 Theo Báo CAND

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục