Tư tưởng bao cấp, thu động là một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng năng lực đổi mới, phát triển của các công ty lâm nghiệp nhà nước

Tư tưởng bao cấp, thu động là một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng năng lực đổi mới, phát triển của các công ty lâm nghiệp nhà nước

Hưởng ứng Năm quốc tế về lâm nghiệp 2011 và ngày Lâm nghiệp Việt Nam 28/11, Tổng cục Lâm nghiệp và Chương trình đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp đã tổ chức diễn đàn “Lâm trường quốc doanh: Đổi mới và phát triển trong bối cảnh hội nhập”. Diễn đàn được tổ chức cùng với thời điểm diễn ra Tuần lễ Lâm nghiệp châu Á – Thái Bình Dương 2011.

 

Lâm trường quốc doanh, vốn xuất thân từ những công trường khai thác gỗ của những năm 1950, sau này đã chuyển đổi phần lớn thành các công ty lâm nghiệp, và nay là các công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp.

Theo báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị Quyết số 28-NQ/TW, Bộ NN&PTNT cho biết đến 2008 đã có 136 công ty lâm nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, 4 trung tâm lâm nghiệp, 14 công ty TNHH một thành viên, 3 công ty cổ phần, 68 lâm trường chuyển thành các ban quản lý rừng và đơn vị sự nghiệp công lập… Diện tích đất do các lâm trường quốc doanh và công ty lâm nghiệp quản lý tại thời điểm này là 2, 27 triệu ha.

Đến cuối tháng 8/2011, số liệu tổng hợp từ 36 tỉnh, thành và các Tổng công ty lâm nghiệp, Tổng công ty Giấy cho biết có 170 công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp do Nhà nước nắm quyền chủ sở hữu đang hoạt động, với diện tích đất được giao/thuê là 2.091ha.

Trong những thập kỷ qua, hệ thống lâm trường quốc doanh đã thu hẹp về tổng thể, bao gồm số lượng các đơn vị hoạt động, vốn đầu tư của nhà nước, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực và diện tích rừng quản lý. Mặc dù qua nhiều lần sắp xếp, đổi mới nhưng đến nay hệ thống các đơn vị lâm nghiệp thuộc Nhà nước quản lý vẫn còn nhiều khó khăn lúng túng, chậm đổi mới về khoa học công nghệ.

Xác định hướng đi tiếp theo cho hệ thống lâm trường quốc doanh, ông Lê Văn Bách, Ban chính sách về Các tổ chưc quản lý rừng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh cần chú trọng chất lượng sản xuất, kinh doanh và dịch vụ – đây là “việc làm có ý nghĩa sống còn đối với các công ty lâm nghiệp Nhà nước hiện nay”.

Còn ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Văn phòng TW Đảng cho rằng một trong những công việc trước mắt là trong năm tới (2012), chính quyền địa phương các cấp cần hoàn thành việc rà soát, cắm mốc ranh giới, tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các lâm trường.

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục