Việc gửi tin nhắn rác hàng loạt không chỉ mang lại lợi nhuận cho các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nội dung mà còn mang về doanh thu lớn cho các nhà mạng. Lý do là lợi nhuận thu về từ tin nhắn được chia đôi giữa nhà mạng và các công ty dịch vụ nội dung theo tỷ lệ 50% - 50%, 55%-45%, thậm chí là 60%-40%.

 

Theo số liệu của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền Thông, hiện cả nước có khoảng 200 công ty dịch vụ nội dung (CP-Content Provider) tham gia kinh doanh các dịch vụ tin nhắn giải trí trên điện thoại di động. Để tăng doanh thu và khai thác triệt để các đầu số thuê của doanh nghiệp di động, hầu hết các CP này đều ký kết hợp đồng hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác (Sub-CP) để cùng cung cấp dịch vụ và ăn chia lợi nhuận.

Cá biệt, nhiều CP hầu như không kinh doanh mà cho Sub-CP thuê lại đầu số. Để lách luật và tiết kiệm chi phí kinh doanh, các CP và Sub-CP đã sử dụng hình thức nhắn tin quảng cáo từ các thuê bao di động trả trước đã được đăng ký thông tin không chính xác, rồi tung ra các thông tin quảng cáo lừa đảo người sử dụng dịch vụ nhắn tin tham gia dịch vụ để tăng doanh thu cho chủ đầu số. Chính việc này đã làm tăng số lượng tin nhắn rác có nội dung lừa đảo, gây bức xúc dư luận trong thời gian qua.

Hầu hết các tin nhắn lừa đảo đều được phát tán từ thuê bao trả trước

Theo ông Lê Hữu Phương, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT, kết quả thanh tra, xử lý vi phạm về tin nhắn rác do Bộ TT&TT tiến hành trong năm 2011 cho thấy, vấn đề phát tán tin nhắn để lừa đảo trên mạng di động là hết sức rõ ràng với nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là hình thức lừa đảo người sử dụng dịch vụ di động nhắn tin nạp tiền vào các tài khoản game online, tài khoản thuê bao trả trước cho đối tượng lừa đảo; lừa đảo người sử dụng dịch vụ nhắn tin để biết kết quả xổ số đặc biệt (để chơi lô, đề), nhắn tin để biết người nào hợp tuổi kết hôn, hợp tuổi làm ăn… hoặc tổ chức các chương trình nhắn tin trúng thưởng nhưng thực tế không có bất kỳ ai được trúng thưởng như quảng cáo. Ngoài ra, đối tượng còn lợi dụng cả sự tín nhiệm của người dân vào Đài Truyền hình để quảng cáo các dịch vụ, trò chơi trúng thưởng thu hút đông đảo người chơi tham gia.

Kết quả thanh tra cũng cho thấy, đối tượng lừa đảo có nhiều thành phần, từ các cá nhân đến cả doanh nghiệp cung cấp nội dung (CP) và đối tác của doanh nghiệp này (Sub-CP). Đối với đối tượng lừa đảo là cá nhân, có một điểm chung là sử dụng các SIM trả trước đã đăng ký thông tin thuê bao không có thật (hay còn gọi là SIM rác) để "qua mặt" cơ quan chức năng vì đa phần các thông tin về dịch vụ mà đối tượng đưa ra cũng đều không có thật. Thậm chí, thời gian gần đây, các đối tượng này còn sử dụng các website nước ngoài cho phép nhắn tin giả mạo đầu số nhắn tin của doanh nghiệp thông tin di động trong nước để… gửi tin nhắn lừa đảo đến các thuê bao. Điều này dẫn đến việc người sử dụng dịch vụ nhầm tưởng đó là dịch vụ của doanh nghiệp di động. Và với hình thức lừa đảo mới này, nhiều thuê bao trong nước đã bị "sập bẫy".

Tin nhắn rác có nội dung lừa đảo.

Nhà mạng cũng được hưởng lợi từ việc phát tán tin nhắn rác

Theo Thanh tra Bộ TT&TT, về mặt kỹ thuật, việc nhắn tin rác được thực hiện bằng các Modem GSM/CDMA trị giá khoảng 1 triệu đồng, có lắp SIM điện thoại và được kết nối với máy tính có cài đặt phần mềm gửi/nhận tin nhắn, thiết bị này mỗi giờ có thể tự động phát tán tin nhắn hàng loạt với tốc độ 1.000 tin nhắn/giờ. Hiện cả nước có khoảng 200 công ty có chức năng cung cấp dịch vụ nội dung (CP) trên điện thoại di động. Nếu trung bình mỗi ngày, một CP phát tán khoảng 1.000 tin nhắn rác thì số lượng tin nhắn mà cả 200 CP tung ra là vô cùng lớn.

Và điều đáng nói là việc gửi tin nhắn không chỉ mang lại lợi nhuận cho các công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nội dung mà còn mang về doanh thu lớn cho các nhà mạng. Lý do là lợi nhuận thu về từ tin nhắn được chia đôi giữa nhà mạng và các CP theo tỷ lệ 50% - 50%, 55%-45%, thậm chí là 60%-40%. Hay nói cách khác, lợi nhuận mà nhà mạng được hưởng còn nhiều hơn cả các công ty trực tiếp cung cấp nội dung. Với lợi nhuận thu được cao như thế, nhiều người cho rằng, có thể các nhà mạng biết mà vẫn "làm ngơ" để các CP phát tán tin nhắn "khủng bố" người sử dụng điện thoại.

Về vấn đề này, ông Lê Hữu Phương, Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT đề xuất: Nhà nước phải có quy định Hợp đồng khung cho các doanh nghiệp di động và các CP về phạm vi trách nhiệm, phân chia lợi ích. Nhà mạng cũng phải thể hiện trách nhiệm của mình bằng cách sớm đưa ra các giải pháp kỹ thuật chống tin nhắn giả mạo được gửi đi từ Internet nhằm giúp người sử dụng phân biệt tin nhắn giả mạo, lừa đảo. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu xây dựng các quy định nhằm quản lý chặt chẽ việc đăng ký thông tin thuê bao trả trước, bởi khi thông tin thuê bao không chính xác thì việc cơ quan chức năng xác định chủ thuê bao phát tán thư rác để xử lý là rất khó khăn.

 

                                                                    Theo Báo CAND

 

Các tin khác

Chi nhánh Viettel tại Hòa Bình quảng bá, giới thiệu sản phẩm NetTV Viettel.
Lò gạch nhà anh Bùi Văn An được xây dựng ở vùng thấp nên mỗi khi nung gạch, khói, bụi bay gây ô nhiễm môi trường các hộ dân ở xóm Đồi I, xã Kim Tiến.
Máy tính bảng Kindle Fire. (Nguồn: Internet)
Không có hình ảnh

Dự án KfW7 góp phần phủ xanh đất trống - đồi núi trọc

(HBĐT) - Dự án KfW7 đi vào hoạt động từ năm 2007 theo thiết kế dự án và hiệp định ký kết giữa nhà tài trợ Đức và Chính phủ Việt Nam với mục tiêu dài hạn là “Góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động trồng và quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học”.

Phi thuyền NASA bắt đầu hành trình tới Sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 26/11 vừa phóng phi thuyền mới nhất mang tên Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD, một trong số các phi thuyền thám hiểm Sao Hỏa của NASA, để thực hiện nhiệm vụ kéo dài 2 năm nhằm tìm kiếm những nơi mà sự sống có thể đã tồn tại trên Sao Hỏa. Curiosity được phóng đi từ Mũi Canaveral ở tiểu bang Florida.

Dự án thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID: Cơ hội làm chủ công nghệ lõi

Dự án “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế mạch (ICDREC) làm chủ nhiệm đề tài, được Bộ KH-CN phê duyệt đầu tư và ủy quyền cho ĐH Quốc gia TPHCM làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 145,756 tỷ đồng vừa được công bố vào cuối tuần qua tại TPHCM. Tại đây, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân khẳng định, chúng ta phải có được hệ thống các công nghệ nền tảng, tự làm chủ từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo…

Cần giải quyết kịp thời, thỏa đáng những tồn tại, vướng mắc từ dự án đường Dân Hạ - Độc Lập

(HBĐT) - Báo Hòa Bình nhận được đơn của các ông: Nguyễn Văn Động, trú tại số nhà 39, tổ 24, phường Đồng Tiến; Dương Mạnh Cường, trú tại tổ 1, xã Trung Minh (TPHB) kiến nghị trong quá trình thi công dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Dân Hạ - Độc Lập (Kỳ Sơn), nhà thầu là liên danh Công ty CP xây dựng Phương Đông và Công ty CP xây dựng công trình giao thông Hà Nội đã làm đất, đá sạt lở và sử dụng máy ủi, máy xúc phá hỏng nhiều cây cối trên diện tích đất rừng hai hộ trồng keo để phủ xanh đất trống, đồi trọc, phát triển kinh tế rừng. Sự việc xảy ra từ tháng 8/2011 nhưng chưa được chủ đầu tư, nhà thầu giải quyết đền bù kịp thời, dứt điểm và thỏa đáng.

Sharp có thể cung cấp màn hình iPad 3

Thêm một thông tin rằng Sharp đã thắng thầu trong việc cung cấp màn hình iPhone và iPad của Apple đặc biệt là iPad 3 thế hệ máy tính bảng kế tiếp sắp ra mắt.

Xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững

(HBĐT) - Nhằm tạo nên một diện mạo mới cho vùng nông thôn theo chủ trương của Đảng và nhà nước, UBND TP Hoà Bình cũng đã phát động phong trào thi đua xây dựng NTM với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo an ninh lương thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục