Theo định hướng của tỉnh phấn đấu đến năm 2015, 100% học sinh các trường THCN và dạy nghề được đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT. Trong ảnh: Giờ học tin học của lớp cao đẳng quản trị mạng trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.

Theo định hướng của tỉnh phấn đấu đến năm 2015, 100% học sinh các trường THCN và dạy nghề được đào tạo kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT. Trong ảnh: Giờ học tin học của lớp cao đẳng quản trị mạng trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH”, tỉnh ta đã đạt được những kết quả nhất định: Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Nhà nước được quan tâm đầu tư cơ bản. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước từng bước được phát huy hiệu quả. Trên cơ sở đó, tỉnh đã có sự tập trung nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng tầm phát triển cho lĩnh vực CNTT và truyền thông giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với những nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.

 

Đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc ứng dụng và phát triển CNTT  trong các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá thực trạng vẫn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Tính đến hết năm 2011, các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, đơn vị sự nghiệp trong tỉnh có 4.672 máy tính. Tỷ lệ máy tính được kết nối mạng là 100%. Có 50% CB, CC, VC biết sử dụng máy vi tính. 49 sở, ban, ngành có cán bộ hoặc bộ phận phụ trách về CNTT. Theo nhận định của BTV Tỉnh ủy, với hạ tầng CNTT như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đội ngũ cán bộ làm công tác CNTT còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Một số cơ quan, đơn vị chưa triển khai triệt để các trang thiết bị CNTT hiện có và triển khai, ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên được xác định là: nhận thức về tầm quan trọng của CNTT cũng như việc ứng dụng CNTT phục vụ SX-KD còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, triển khai, thực hiện ứng dụng CNTT chưa được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên. Bên cạnh đó là vấn đề thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao và cán bộ chuyên trách đáp ứng cho việc phát triển CNTT.

 

Nhằm khắc phục những hạn chế yếu kém đó để xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, tỉnh đã hoạch định những chiến lược cụ thể với những giải pháp chủ yếu như:  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị trong  ứng dụng và phát triển CNTT. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT. Xã hội hóa việc đầu tư cho CNTT bằng cách: Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách Nhà nước cho thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động CCTT. Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa  đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Thực hiện đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực CNTT bằng việc tăng cường cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan Nhà nước các cấp. Tùy theo mức độ và quy mô ứng dụng CNTT các sở, ngành,  UBND các cấp bố trí cán bộ chuyên trách CNTT để đảm bảo yêu cầu quản trị hệ thống mạng, cổng thông tin điện tử và các ứng dụng CNTT khác của đơn vị. Có chính sách đặc thù khuyến khích cán bộ trực tiếp  quản lý và chuyên trách CNTT có trình độ đại học CNTT làm việc tại cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện, thành phố. Đưa việc ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính thành một tiêu chí thi đua của các cơ quan Nhà nước các cấp. Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của đơn vị, trực tiếp tham gia và tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả ứng dụng CNTT tại đơn vị mình. Một mặt, triển khai việc hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng thương mại điện tử để tăng cường năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới với những việc làm cụ thể như: hỗ trợ DN cách thức thiết lập và sử dụng hộp thư điện tử trong hoạt động SX-KD, xây dựng website giao dịch thương mại điện tử phù hợp với mô hình sản phẩm của đơn vị. Khuyến khích DN tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm của DN; ứng dụng marketing trực tuyến nhằm xây dựng thương hiệu môi trường Internet. Bước đầu ứng dụng CCTT để giải quyết các vấn đề KT-XH quan trọng.

 

Với những giải pháp được hoạch định một cách chi tiết, cụ thể đó tỉnh ta đã và đang hướng tới thực hiện mục tiêu: đến năm 2015 có 80% CBCC, cán bộ lãnh đạo quản lý ở các sở, ban,  ngành được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT, đảm bảo trên 60% các văn bản được lưu chuyển trên mạng. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 50%. Có 70% DN ứng dụng CNTT và truyền thông vào hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị mở rộng thị trường. 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành SX-KD. Với mức độ quan tâm đầu tư này, một sự kỳ vọng đã được đặt ra, đến năm 2020, 100% DN và tổ chức xã hội sẽ ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh. 60% hộ gia đình có máy tính và truy cập Internet băng thông rộng. Đó sẽ là cơ sở để tỉnh ta tiến nhanh hơn hơn trên con đường đẩy mạnh CNH-HĐH.

 

                                                                                  Thuý Hằng

 

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục