Công tác tiêm phòng bệnh cho gia súc được hộ chăn nuôi xóm 2, xã Sủ Ngòi chú trọng.
(HBĐT) - Là địa bàn giáp ranh với xóm Đằm, xã Dân Chủ - nơi mới đây xuất hiện ổ dịch lợn tai xanh nhưng với sự chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, công tác chăn nuôi của xóm 2, xã Sủ Ngòi (TPHB) vẫn duy trì bền vững. Ngoài dịch bệnh lợn tai xanh, các bệnh dịch khác trên đàn gia súc, gia cầm nhiều năm nay không xảy ra trên địa bàn.
Với đặc điểm nền kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi và trồng cây lâm nghiệp, cả xóm 2 có 70 hộ thì có tới trên 50 hộ chăn nuôi. Theo ông Nguyễn Văn Sự, Trưởng xóm 2, hộ chăn nuôi ít là 2 - 3 con, hộ chăn nuôi nhiều cả trâu, bò, lợn có số lượng lên đến vài chục con. Điển hình là hộ ông Nguyễn Văn Dự chuyên nuôi lợn nái sinh sản giống địa phương, cho xuất bán thường xuyên; hộ ông Nguyễn Văn Ngọc nuôi 15 con trâu và hàng chục con lợn thịt/lứa; hộ bà Nguyễn Thị Huỳnh nuôi 6 lợn thịt... Thống kê sơ bộ, tổng đàn vật nuôi của xóm gồm trên 150 con trâu, 160 con lợn và khoảng 400 con gà, vịt.
Thông qua công tác truyền thông, giáo dục, hầu hết các hộ chăn nuôi trong xóm đã có ý thức vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh. Chuồng trại của các hộ chăn nuôi đều cách xa nơi ở theo quy định, được xây dựng kiên cố và thường xuyên dọn, rửa. Một số hộ chăn nuôi quy mô còn xây bể bioga để xử lý tốt chất thải chăn nuôi, đồng thời tận dụng khí đốt cho sinh hoạt, giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài chăn nuôi lợn thịt theo hướng bán công nghiệp, vài hộ dân trong xóm còn mở hướng chăn nuôi lợn đặc sản địa phương (lợn cỏ) mang lại thu nhập cao, có khả năng kháng bệnh cao.
Nhờ tích cực đầu tư, có ý thức phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, công tác chăn nuôi của xóm không ngừng được thúc đẩy. Số lượng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm không ngừng tăng lên hàng năm. Tình hình chăn nuôi ổn định, ngoài một vài bệnh lẻ tẻ trên gia súc, gia cầm, xóm không có dịch bệnh lớn phát sinh. Hiệu quả chăn nuôi nhờ đó duy trì bền vững, góp phần tăng bình quân thu nhập đầu người của xóm lên 18 triệu đồng/người/năm. Năm 2011, xóm có thêm 1 hộ thoát nghèo, giảm số hộ nghèo từ 3 xuống còn 2 hộ, 6 hộ cận nghèo. Đời sống hộ dân trong xóm được cải thiện nhiều hơn, hầu hết các hộ chăn nuôi đều có mức sống trung bình khá trở lên. Một vài hộ như hộ ông Nguyễn Văn Ngọc có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ chăn nuôi, trồng trọt.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ông Nguyễn Thanh Tùng, đại diện dân cư xóm Mới, xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Đầu tháng 2 vừa qua, gia đình tôi cùng 25 hộ dân trong xóm đã mua 22.550 kg phân mang nhãn hiệu NPK -5-10-3-8, trên vỏ bao có ghi nguồn gốc sản phẩm là Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao do ông Bùi Văn Tịnh, người cùng xóm cung ứng. Giá mua là 4.550 đồng/kg. Hộ mua ít nhất là gia đình anh Trần Văn Quyết 200 kg, hết 910.000 đồng, hộ mua nhiều nhất là gia đình ông Phạm Bá Hồng 3.000 kg hết 13.650.000 đồng. Tổng số tiền đã thanh toán cho ông Tịnh là 102.602.500 đồng. Tuy nhiên, khi sử dụng số phân trên bón cho các loại cây trồng lại thấy hiện tượng khác thường như lá vàng úa, cây sinh trưởng chậm và còi cọc.
Theo Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội phải cần trên 14.000 tỷ đồng để thực hiện 13 dự án thoát nước đô thị.
(HBĐT) - Ngày 1/6/2012, Thông tư 04/2012/TT-BTTTT của Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) quy định về quản lý thuê bao di động trả trước sẽ chính thức có hiệu lực. Thông tin được ban hành với mục đích siết chặt quản lý thuê bao di động trả trước bằng cách quy định cụ thể 6 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đăng ký, lưu hành và sử dụng thông tin thuê bao di động trả trước.
Người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát hiện tượng Sao Kim đi qua Mặt Trời vào sáng 6/6. Song, để quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hơn một thế kỷ mới diễn ra này, cần phải có những phương pháp để bảo vệ đôi mắt.
(HBĐT) - Cầu Hoà Bình (TP Hoà Bình) sau nhiều năm đưa vào sử dụng hiện đã xất hiện nhiều ổ gà trên bề mặt. Ngoài ra, do nhiều xe vượt quá tải trọng đi qua cầu đã làm cho lớp nhựa mặt cầu bị biến dạng, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
(HBĐT) - Năm 1998, UBND huyện Lương Sơn đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ hợp vệ sinh môi trường đầu tiên trong huyện. Trong những ngày đầu thành lập, tổ hợp có trên dưới 10 người gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn nguồn lực đầu tư.