Chở quá tải trọng cho phép là nguyên nhân chính làm các tuyến đường giao thông xuống cấp và gây TNGT.

.

Chở quá tải trọng cho phép là nguyên nhân chính làm các tuyến đường giao thông xuống cấp và gây TNGT. .

(HBĐT) - Những năm qua, hầu hết các tuyến đường từ quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện, liên xã trên địa bàn tỉnh đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông, phát triển KT-XH và đảm bảo TTATGT. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó được xác định là do xe ô tô chở quá tải trọng gây ra là các loại xe từ container, sơmirơmoóc đến xe tải thông thường. Ông Bùi Văn Chiến ở xã Yên Lạc (Yên Thủy) bức xúc: “QL 12 B đã bị xe quá tải phá nát, hiện đang được đầu tư nâng cấp nhưng do khó khăn về kinh phí nên vẫn đang thi công dở dang. Vậy là xe quá tải tìm vào đường liên xã.

 

Hơn 2 năm qua, các tuyến đường Yên Trị - Ngọc Lương, Yên Lạc - Hữu Lợi - Phú Lai - Đoàn Kết - Ngọc Lương do xe quả tải mà nhiều đoạn đường bị lồi lõm, sống trâu ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của nhân dân, gây thiệt hại lớn về kinh tế vì Nhà nước đã đầu tư không ít tiền của, để sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường này. Quá bức xúc, nhiều xã đã tự đổ cột bê tông nhằm hạn chế xe quá khổ, quá tải nhưng cũng chỉ được ít ngày, các trụ bê tông lại bị phá và xe quá tải vẫn ngênh ngang trên đường làng.

 

Người dân các xã Khoan Dụ, Liên Hòa, An Lạc, Đồng Môn (Lạc Thủy) vô cùng xót xa khi tuyến đường từ Thung Trâm nối liền đường Hồ Chí Minh với thị trấn huyện cũng bị xe quá tải tàn phá. Bà Nguyễn Thị Liên ở xã Liên Hòa phàn nàn: “Hơn 2 năm qua, bị xe quá khổ, quá tải hành hoành nên nhiều chỗ mặt đường đã bị sụt lún, nhiều đoạn thành ổ trâu, ổ voi đi lại rất khó khăn. Cầu, đường có biển báo quy định tải trọng đầy đủ, rõ ràng, các lực lượng chức năng có TT,KS nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức “phạt và cho đi”. Chúng tôi kiến nghị cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc nghiêm túc, kiên quyết của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành chức năng mới có thể giữ được sự bền vững cho các tuyến đường mà Nhà nước đã đầu tư xây dựng. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

 

Do điều kiện ngân sách thắt chặt nên sau gần 4 năm (2009-2012), đường 436 mới hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp. Đó thực sự là niềm vui lớn của người dân các xã Địch Giáo, Gia Mô, Lỗ Sơn, Quy Mỹ (Tân Lạc), Phúc Tuy, Phú Lương, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn) vì có đường mới việc đi lại và tiêu thụ nông, lâm sản thuận tiện. Nhưng niềm vui đến với họ thật ngắn ngủi vì những xe chở gỗ, mía vượt quá tải trọng gấp 3-4 lần theo quy định đi lại suốt ngày đêm đã khiến mặt đường nhiều đoạn bị biến dạng. Người dân ở đây cùng có chung mối quan tâm làm sao để giữ được đường phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH nhưng “lực bất tòng tâm” vì thẩm quyền kiểm tra, xử lý thuộc lực lượng CSGT, TTGT mà những năm qua việc kiểm tra, xử lý vi phạm về TTATGT trên tuyến đường này dường như bị bỏ ngỏ.

 

Trong thực tế, không ít chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện cho rằng đã đóng phí bảo trì đường bộ, các phương tiện được khai thác tối đa việc sử dụng đường, kể cả chở quá tải. Có người lại giải thích, trong thời buổi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp và chủ phương tiện buộc phải tăng tải trọng để bù đắp chi phí, vì thế đã là xe tải thì phải chở quá tải nên đây là vi phạm thông thường.  Bên cạnh đó còn có đại diện doanh nghiệp vận tải lại tỏ thái độ: Nếu các ngành chức năng gắt gao trong xử lý xe quá khổ, quả tải chẳng khác gì "rào cản" cho hoạt động khai thác, kinh doanh đối với ngành vận tải đang rất khó khăn trong tìm kiếm nguồn hàng. Theo đó, doanh nghiệp buộc phải tăng cước vận chuyển và sẽ ảnh hưởng đến giá cả các loại hàng hóa trên thị trường...

 

Thực tế cho thấy, việc TT,KS và xử lý xe quá khổ, quá tải là việc làm thường xuyên của lực lượng CSGT, TTGT. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình thực thi công vụ. Hầu hết khi phát hiện xe vi phạm chỉ dừng ở mức lập biên bản vi phạm hành chính và đành thả xe chứ không thể hạ tải vì không có kho bãi lưu hàng, không có thiết bị bốc dỡ loại hàng hóa cồng kềnh. Nhiều trường hợp lái xe vi phạm chở hàng quá tải trọng đã phản ứng bằng cách dừng xe thành đoàn dài chiếm hết lòng đường làm ùn tắc giao thông để gây sức ép, thậm chí một số bộ phận dân cư còn gây cản trở khi lực lượng CSGT, TTGT kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải, khiến lực lượng chức năng đành phải “nới tay”.

 

Trước thực trạng trên, ngày 10-1-2013, Chính phủ có Công điện số 95/CÐ-TTg về việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng và chở quá số khách cho phép. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan hữu quan cùng phối hợp và chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vận tải đường bộ đối với các doanh nghiệp vận tải, cương quyết xử lý, áp dụng hình thức xử phạt cao nhất theo quy định của pháp luật với các trường hợp phương tiện vận tải chở quá tải trọng cho phép và chở khách vượt quá số chỗ quy định... Theo đó, Ban ATGT tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng đang tập trung xây dựng kế hoạch ra quân xử lý xe quá khổ, quá tải để bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn tỉnh. Được biết, từ đầu tháng 7, các ngành, địa phương sẽ phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Nhà nước về quản lý tải trọng của phương tiện và quy định về bảo đảm an toàn đối với xe ô tô chở hàng hoá quá tải; mức độ nguy hiểm của xe chở quá khổ, quá tải; chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm chở quá tải trọng… Qua đó góp phần giúp người dân và lái xe nắm bắt được chủ trương, mục đích, ý nghĩa của xử lý xe quá khổ, quá tải, tạo dư luận tích cực ủng hộ, sự đồng tình tự giác chấp hành của lái xe, chủ xe. Tổ kiểm tra liên ngành lưu động cân tải trọng xe, hạ tải, xử phạt phương tiện chở quá tải trọng, chở khách quá quy định cho phép sẽ được thành lập. Các trường hợp vi phạm sẽ bị lực lượng chức năng áp dụng xử phạt cao nhất. Đồng thời, chủ phương tiện, lái xe sẽ phải chịu trách nhiệm hạ tải và quản lý hàng hóa, bố trí xe chuyển khách theo quy định của pháp luật

                 

                                Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục