Cán bộ Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Tân Lạc tra cứu dữ liệu địa chính trên hệ thống CNTT.

Cán bộ Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Tân Lạc tra cứu dữ liệu địa chính trên hệ thống CNTT.

(HBĐT) - Trước khi được tỉnh đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống đăng ký đất đai hoàn chỉnh, huyện Tân Lạc đã có bản đồ địa chính chính quy hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 cả dạng giấy và dạng số đo nhưng việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận (GCN) chưa được triển khai đồng loạt theo tư liệu bản đồ mới, làm giảm hiệu quả quản lý, sử dụng tư liệu bản đồ mới đang có. Đa số GCN đã cấp theo bản đồ thành lập từ những năm 1980. Các thông tin trên GCN, bản đồ địa chính mới và thực địa không phù hợp với nhau còn có sự vênh thông tin lớn.

 

Tháng 4/2012, UBND tỉnh đã chọn Tân Lạc là địa phương điểm xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính đồng bộ, thống nhất, trước tiên quan tâm đến đo đạc bản đồ địa chính nhằm sớm hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính đồng bộ trên các đơn vị hành chính của huyện, giúp địa phương thực hiện tốt công tác QLNN về đất đai và nhiệm vụ phát triển KT-XH. Xúc tiến triển khai trình tự các bước thực hiện, huyện  đã ghi nhận phát sinh biến động nhằm chỉnh lý bản đồ địa chính. Căn cứ vào bản đồ địa chính đang sử dụng, sổ theo dõi biến động, sổ mục kê, các văn bản pháp quy có liên quan về địa giới hành chính, hàng lang an toàn công trình ở các xã đã ghi nhận những thửa đất thay đổi như chuyển nhượng, tách, nhập thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng, vị trí và phạm vi biến động... Các ghi nhận trên được địa phương xác nhận và cung cấp, đồng thời kiểm tra đối soát bản đồ địa chính với thực địa để xác định thửa đất và khu vực cần chỉnh lý. Việc đo đạc, chỉnh lý, cập nhật biến động được tiến hành ngoài thực địa. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phối hợp với chính quyền địa phương, đề nghị người sử dụng đất cung cấp các giấy tờ liên quan đến thửa đất cùng người sử dụng đất lân cận để xác định ranh giới.

 

Đáng chú ý, công tác cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức được thực hiện đồng thời với quá trình chỉnh lý, hoàn thiện bản đồ địa chính và lập hồ sơ địa chính. Khảo sát thực tế cho thấy, ở 24 xã, thị trấn trong khu đo đều đã cơ bản cấp GCN cho đất ở và đất SXNN, số liệu cơ bản dựa trên tư liệu bản đồ 229, trích đo theo Chỉ thị số 10/1993 và trích đo đơn lẻ. Do bản đồ đã thành lập lâu và bằng phương pháp thủ công nên không còn phù hợp với hiện trạng. Chính vì vậy, sau khi đo đạc chỉnh lý, hoàn thiện bản đồ địa chính, huyện tổ chức lập hồ sơ cấp đổi GCN đã cấp có biến động đất đai và người dân có nhu cầu, cấp mới GCN theo số liệu của bản đồ địa chính mới đo đạc cho các thửa đất đủ điều kiện nhưng chưa được cấp GCN. Với số GCN đã cấp theo tài liệu bản đồ cũ có biến động đất đai của các chủ sửỷ dụng được thu hồi lại. Số lượng GCNQSD đất dự kiến cấp cho mỗi chủ sử dụng xác định chi tiết: đối với đất ở, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, cấp 1 GCN/thửa đất. Đối với đất SXNN được cấp chung không quá 5 thửa đất/GCN, trường hợp đặc biệt được cấp nhiều thửa hơn nhưng phải trong phạm vi thể hiện của 1 tờ GCN.

 

Theo đồng chí Nguyễn Văn Khuông, Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất, Phó Phòng TN&MT huyện,  tập trung thực hiện một cách đồng bộ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, huyện đã hoàn thành rà soát, chỉnh lý bản đồ địa chính và hướng dẫn kê khai đăng ký cấp GCN QSD đất ở các xã, thị trấn, lập hồ sơ cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất và xét duyệt đơn đăng ký QSD đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất sẽ được hoàn thiện từ nay đến hết tháng 11/2013 để nghiệm thu, bàn giao sản phẩm cơ sở dữ liệu, hoàn thành cấp đổi, cấp mới 107.000 GCN các loại. Hiện nay, một số xã đã được quản lý dữ liệu địa chính bằng phần mềm như thị trấn Mường Khến, xã Tuân Lộ...

 

 

 

                                                                      Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục