Nhà thầu thi công các hạng mục nâng cấp tuyến đê Đà Giang.

Nhà thầu thi công các hạng mục nâng cấp tuyến đê Đà Giang.

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến sông chính có đê gồm sông Đà, sông Bôi và sông Thanh Hà. Nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống lũ cho các tuyến sông quan trọng này, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 66/2013/NQ-HĐND về việc phê duyệt quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

 

Quy hoạch nhằm 4 mục tiêu chính: một là, điều chỉnh vùng bảo vệ, xác định lưu lượng, mực nước lũ thiết kế tại các điểm chuẩn của các tuyến sông có đê. Hai là, xác định chỉ giới tuyến thoát lũ cho các tuyến sông chính có đê. Ba là, xác định các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống lũ đối với các tuyến sông chính trên địa bàn tỉnh để phòng, chống lũ có hiệu quả và lập tiến độ thực hiện. Bốn là, làm cơ sở để lập quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan của các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh. Phạm vi quy hoạch là toàn bộ các tuyến sông chính có đê và chưa có đê trên địa bàn tỉnh ta, gồm sông Đà, sông Bôi, sông Thanh Hà, sông Bùi, sông Lạng và sông Bưởi với 11 đơn vị hành chính bao gồm các huyện, thành phố.

 

Tiêu chuẩn thiết kế phòng lũ đối với các tuyến sông có đê được xác định cụ thể như sau: tại tuyến sông Đà, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 300 năm (tần suất 0,33%), tương ứng với mực nước sông Đà tại Trạm Thủy văn Hòa Bình  24,19m và thoát được lưu lượng tối thiểu  15.500 m3/s. Tại tuyến sông Bôi, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%), tương ứng với mực nước sông Bôi tại vị trí cầu thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 7,91m và thoát được lưu lượng tối thiểu là 2.918 m3/s. Tại tuyến sông Thanh Hà, bảo đảm chống được lũ có chu kỳ 20 năm (tần suất 5%), tương ứng với mực nước sông Thanh Hà tại cầu Thanh Lương (đường Hồ Chí Minh) là 6,25m và thoát được lưu lượng tối thiểu  84m3/s.

 

Được biết, ranh giới tuyến thoát lũ phía tả sông Đà về cơ bản được xác định đi theo tuyến đường Hòa Bình, đê Ngòi Dong và đường 434 (nay là quốc lộ 70) đến địa phận tỉnh Phú Thọ; phía hữu sông Đà đi theo tuyến đê Đà Giang, quốc lộ 6 cũ, đê Trung Minh và đê Phú Cường (đường 445) đến địa phận thành phố Hà Nội. Chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân 400-600 m. Riêng tuyến suối Chăm đoạn dọc theo đê Quỳnh Lâm, hành lang thoát lũ có chiều rộng bình quân  200 m. Tại tuyến sông Bôi, tuyến thoát lũ sông Bôi từ xã Hưng Thi (Lạc Thủy) trở xuống đến hết địa phận xã Yên Bồng cơ bản vẫn theo chiều rộng lòng dẫn tự nhiên nằm trong phạm vi đường 12B đến chân núi (đoạn từ xã Phú Thành đến cầu Chi Nê) và trong phạm vi chân núi hai bênh (đoạn từ cầu Chi Nê đến hết địa phận xã Yên Bồng) bình quân 300-500 m. Còn tại tuyến sông Thanh Hà, từ khu vực xã Thanh Lương tuyến thoát lũ sẽ đi theo đê Xuân Dương và đê Thanh Lương hiện có, chiều rộng hành lang thoát lũ bình quân 100 m.  

 

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, giải pháp phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung vào các nội dung chính: Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn (duy trì độ che phủ rừng từ nay đến năm 2020 đạt từ 46% trở lên); thành lập và kiện toàn đội quản lý đê nhân dân ở các huyện, thành phố có đê để làm nhiệm vụ kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ các tuyến đê trên địa bàn, tham gia xử lý các sự cố đê điều; tăng cường công tác quản lý pháp luật về đê điều; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng tránh thiên tai; ổn định dân cư khu vực vùng ngập lụt, vùng sạt lở. Dự kiến, tổng kinh phí đầu tư thực hiện quy hoạch khoảng 3.852 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I (từ nay đến năm 2015) trên 1.547 tỷ đồng, giai đoạn II (2016-2020) trên 2.300 tỷ đồng.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục