Lực lượng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) phối hợp thực tập phương án chữa cháy tại khách sạn nhà sàn thuộc Công ty CP Du lịch Hoà bình.

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) phối hợp thực tập phương án chữa cháy tại khách sạn nhà sàn thuộc Công ty CP Du lịch Hoà bình.

(HBĐT) - Hòa Bình, cái nôi của nền văn hóa Mường nổi tiếng. Ngoài ra, các dân tộc khác như Tày, Thái… cũng lưu giữ những nét văn hóa độc đáo. Trong đó, nhà sàn được coi là không gian thiêng. Ở nhiều vùng trong tỉnh như Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn… còn lưu giữ được những nếp nhà sàn.

 

Dựa trên đặc sắc văn hóa đó, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã phát triển các bản nhà sàn du lịch. Tiêu biểu như các bản: Lác, Pom Coọng, Văn (Mai Châu), Giang Mỗ (Cao Phong, Ải (Tân Lạc), Bảo tàng không gian văn hóa Mường và khách sạn nhà sàn thuộc Công ty CP Du lịch Hòa Bình (TPHB)… Tuy nhiên, liên tiếp những vụ cháy nhà sàn của các hộ gia đình hay tại các điểm du lịch gần đây cho thấy, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhà sàn cần chủ động, quan tâm hơn nữa. Giữ gìn những nếp nhà sàn cũng chính là giữ hồn cốt của dân tộc.

 

Trong tháng 10 vừa qua, trên địa bàn xã Trung Thành (Đà Bắc) đã liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy nhà sàn tại xóm Bay và xóm Tằm. Ngọn lửa đã thiêu rụi hoàn toàn 2 ngôi nhà và toàn bộ vật dụng gia đình. Mỗi vụ cháy ước thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chập điện và bất cẩn do sử dụng nguồn lửa. Điểm xuất phát cháy tại nhà ông Lường Văn Dũng, xóm Tằm là khu vực bàn thờ. Trước đó, vào tháng 6, tại khách sạn Mai Châu Lodge, thị trấn Mai Châu (Mai Châu), ngọn lửa  đã bùng phát dữ dội thiêu rụi khu nghỉ dưỡng. Công tác chữa cháy gặp không ít khó khăn do các vật liệu đều dễ cháy như gỗ và cỏ gianh. Trong năm 2013, theo thống kê sơ bộ của phòng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh), tính riêng cháy nhà sàn đã xảy ra 3 vụ. Đó là các vụ cháy tại cơ sở sản xuất rượu Mường Đình, xóm Hạ, xã Phú Lai (Yên Thủy), thiệt hại khoảng 1 tỉ đồng. Vụ cháy tại ngôi nhà sàn của gia đình ông Hà Văn Ết ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Nguyên nhân do không có sự hướng dẫn, giám sát của người lớn, cháu nội ông Ết, sinh năm 2007 đã nhóm lửa nướng khoai trên nhà sàn làm lửa bén lên vách, mái. Rất may, người dân đã kịp thời phát hiện, dập tắt đám cháy. Nếu không được khống chế kịp thời, có thể sẽ gây nổ bình ga và cháy lan sang những nhà sàn bên cạnh, tạo thành đám cháy lớn. Khi đó khó có thể lường hết tương lai của bản du lịch nổi tiếng. Đặc biệt, vụ cháy nhà sàn tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường vào tháng 10/2013 đã thiêu rụi ngôi sàn cùng các hiện vật cổ trưng bày trong nhà. Thiệt hại khó có thể đong đếm được bởi giá trị văn hóa quý của ngôi nhà. Trước đó, trong 2 năm (2008 – 2009), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cháy nhà sàn tại xã Đồng Nghê (Đà Bắc), Lạc Sĩ (Yên Thủy), khách sạn Suối Trì (TPHB). Nổi bật trong năm 2009 xảy ra cháy 2 nhà sàn tại khách sạn nhà sàn Hòa Bình. Ngọn lửa bốc lên lúc rạng sáng tại 1 ngôi nhà sàn, sau đó cháy lan và tiếp tục huỷ hoại ngôi nhà sàn bên cạnh, thiêu rụi toàn bộ trống, chiêng và tài sản. Các nhà sàn khác trong khuôn viên chỉ được giải cứu khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến.

 

Phân tích các vụ cháy trên cho thấy, nguyên nhân chủ yếu là do chập điện, bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nhiệt, còn lại một số ít đốt do mâu thuẫn. Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CN, CH đã phối hợp tuyên truyền Luật PCCC tới các tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Hướng dẫn thành lập các đội chữa cháy cơ sở, tập huấn cách PCCC ban đầu cho các đội viên, lực lượng bảo vệ. Kiểm tra, nhắc nhở, kiến nghị các thiếu sót cần khắc phục. Phối hợp thực tập các phương án chữa cháy để không bị động khi tình huống thật xảy ra cũng như nêu cao tinh thần cảnh giác PCCC. Song, đặc điểm của các vụ cháy nhà sàn là các vật liệu như gỗ, cỏ gianh… đều dễ cháy, dễ lan. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có đến nhanh mấy thì ngọn lửa cũng đã gây thiệt hại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC cho nhà sàn, chủ nhà, doanh nghiệp cần có giải pháp ngay từ khi thiết kế. Giữa các nhà, hạng mục phải có khoảng cách an toàn; đường giao thông thuận lợi cho công tác chữa cháy; trang bị các thiết bị PCCC; các thiết bị điện, dây dẫn điện không đặt trực tiếp lên các vật liệu dễ cháy. Khi quản lý, sử dụng cần quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nhiệt, chất cháy. Không câu mắc trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, tránh quá tải gây chập cháy. Đối với chủ hộ, không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng dầu, khí đốt trong nhà, trường hợp cần chỉ dự trữ với số lượng ít nhất. Ô tô, xe máy, phương tiện sử dụng xăng dầu, chất lỏng dễ cháy cần cách xa nguồn nhiệt. Lắp thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện. Khi sử dụng bàn là, bếp điện… phải có người trông coi. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý; đèn, hương nến trên bàn thờ phải đặt trên các vật chắc chắn, không cháy. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn. Trước khi ra khỏi nhà, tắt các thiết bị điện, kiểm tra nơi đun nấu, thờ cúng. Đối với chủ cơ sở, niêm yết nội quy, biển cấm lửa, tiêu lệnh chữa cháy. Thành lập đội chữa cháy cơ sở, trang bị hệ thống thiết bị PCCC; xây dựng, thực tập phương án chữa cháy… Khi xảy ra cháy, người dân, doanh nghiệp cần báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số máy 114 và tìm mọi cách dập cháy, cứu nạn theo phương án đã được phê duyệt.

 

 

 

 

                                                                         Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục