Người dân xóm Be Trên, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) phơi hạt dổi sau khi thu hoạch.
(HBĐT) - Cây dổi phân bố khá phổ biến trong các khu rừng á nhiệt đới thường xanh ở độ cao 700 - 1.500 m. Chúng thường mọc trên các sườn phía đông và đông - nam của các đồi đất, trên các loại đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ, bazơ…. Lúc nhỏ, cây là loại cây trung tính, lớn lên là cây ưa sáng, thường vươn lên chiếm tầng cao nhất của rừng. Cây dổi đem lại giá trị kinh tế rất cao, hạt dổi được chế biến thành một loại gia vị và thuốc chữa bệnh đau họng, hạ sốt. Nhận thấy đây là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cộng với lợi thế và điều kiện tự nhiên phù hợp nên người dân ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đang triển khai mở rộng diện tích trồng dổi để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.
Theo thống kê, toàn xã Chí Đạo có khoảng 1 vạn cây dổi lớn, bé, tập trung chủ yếu ở xóm Be Trên và Be Ngoài, trong đó có khoảng hơn 2.000 cây đã cho thu hoạch quả. Dổi mọc tự nhiên trên rừng giờ đây không còn nhiều, chủ yếu được ươm, trồng, chăm sóc bằng bàn tay cần mẫn của người dân nơi đây. Hiện tại, trên địa bàn xã còn giữ được hàng chục cây dổi có tuổi thọ hàng trăm năm, đường kính rộng từ 1,2 - 1, 4m. Gia đình ông Bùi Văn Hền, xóm Be Trên có cây dổi tuổi đời trên 20 năm, hàng năm vẫn đều đặn cho thu quả. Gia đình ông Bùi Văn Biền có số lượng cây nhiều, mỗi năm thu được hàng tạ hạt khô. Cứ vào độ tháng 9, 10, 11 hàng năm, người dân Chí Đạo lại háo hức đón mùa thu hái hạt dổi. Bà con dùng thang dài leo lên trẩy hạt, mang về tách vỏ, còn hạt thì đem phơi khô... Hiện hạt dổi Lạc Sơn có hai loại: một loại cho vị hắc, mùi không thơm và loại còn lại không hắc, dậy mùi thơm. Hạt dổi tươi có màu đỏ, đem phơi đến khi săn lại hạt có màu đen sậm. Theo những người trồng cây dổi ở đây cho biết, cứ khoảng 3 kg hạt dổi tươi phơi được 1kg hạt dổi khô.
Hiện nay, cây dổi được trồng phổ biến tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn. Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, cây dổi đã được các hộ dân nơi đây trồng tại đồi, vườn, giúp cải thiện đời sống, thêm phần thu nhập cho bà con từ hạt dổi cho giá trị kinh tế cao. Ông Bùi Văn Hền ở xóm Be Trên cho biết: Nếu được chăm sóc tốt, khoảng từ 10 năm trở đi, cây dổi sẽ cho quả bói. Có 4 loại dổi, được phân biệt qua lá của nó. Cây dổi có lá dài, màu xanh thẫm sẽ dễ trồng, cho quả sai (quả chùm). Còn nếu cây có lá tròn, đến vụ thu hoạch lá sẽ rụng hết chỉ còn trơ lại quả, năng suất không cao... Bình quân mỗi cây dổi cho thu 5 kg hạt khô/năm, người trồng bán được với giá trên dưới 2,5 triệu đồng/kg. Với một nơi điều kiện kinh tế khó khăn như Chí Đạo, thu nhập có từ hạt dổi quả thực không hề nhỏ. Chính vì vậy, giờ đây, bà con trong vùng đã có ý thức trong nhân giống, trồng và phát triển diện tích dổi. Nhà trồng ít thì 4 - 5 cây, nhà trồng nhiều thì lên tới hàng trăm cây.
Để giúp bà con trồng dổi tạo dựng và phát triển thương hiệu “Hạt dổi Lạc Sơn” và khẳng định được thương hiệu trên thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn thực hiện đề tài Xác lập quyền bảo hộ tài sản trí tuệ và xúc tiến xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc sản này của địa phương. Nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn” đã được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ số GCN 237540 theo Quyết định số 76502/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 18/12/2014. Đây là sản phẩm nông sản đầu tiên của huyện Lạc Sơn xây dựng được thương hiệu tập thể. Giấychứng nhận nhãn hiệu tập thể này sẽ được Hội Nông dân huyện làm chủ sở hữu Nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn” cùng với thành viên ban đầu gồm 74 hội viên là hộ gia đình tại xã Chí Đạo quản lý, khai thác. Đây là cơ sở giúp sản phẩm hạt dổi từng bước xây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường, vươn ra các tỉnh, thành phố trong cả nước và tiến tới khai thác tiềm năng xuất khẩu. Hội Nông dân qua đó cũng có thể xây dựng hệ thống phương pháp để quản lý nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn” góp phần bảo vệ uy tín của sản phẩm và nâng cao giá trị canh tranh, giúp sản phẩm tham gia vào chuỗi tiêu thụ hiện đại, mở rộng thị trường.
Hoàng Huy
(HBĐT) - Chiều ngày 27/3, Tỉnh đoàn đã phối hợp lực lượng CSGT, phòng VHTT thành phố Hòa Bình tổ chức hoạt động diễu hành đạp xe đạp tuyên truyền Giờ Trái đất năm 2015.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, từ ngày 18 – 24/3, Sở TN-MT phối hợp với các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng ngày nước thế giới (22/3). Qua đó từng bước nâng cao vai trò quản lý, bảo về, khai thác và sử dụng dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển KT-XH tỉnh.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong NN & PTNT (PSARD), các lớp học hiện trường được tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và áp dụng rộng rãi như một phương pháp khuyến nông trong toàn tỉnh. Lương Sơn là một trong những địa phương điển hình với những tác động tích cực tới sản xuất, đời sống của người dân.
(HBĐT)- Diễn ra từ 20h30 – 21h30 thứ bảy, ngày 28/3 tới, giờ trái đất”2015 nhấn mạnh chủ đề “Tiết kiệm điện năng - Ứng phó biến đổi khí hậu” nhằm tuyên truyền tới người dân thay đổi hành vi sử dụng điện năng tiết kiệm. Theo đồng chí Lương Quốc Thái, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Hòa Bình, các hoạt động hưởng ứng giờ trái đất năm nay diễn ra với quy mô lớn hơn mọi năm, có sự phối hợp triển khai giữa Công ty với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh. Công tác tổ chức an toàn, tiết kiệm, hiệu quả với những nội dung đa dạng, ý nghĩa phù hợp với đoàn viên, thanh - thiếu nhi và người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Từ ngày 23/3 – 2/4, tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn đào tạo giảng viên khuyến nông cấp quốc gia cho 60 cán bộ khuyến nông đến từ 26 tỉnh, thành.
(HBĐT) - Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Mai Châu ngày càng được củng cố, phát triển, đồng hành cùng người nông dân trong chuyển giao KHKT và chuyển tải các chính sách của Nhà nước về sản xuất nông nghiệp; chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trên đường hướng tới nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả.