(HBĐT) - Xe từ Hà Nội đưa quý khách du lịch theo đường số 6 ngược lên Tây Bắc và nghỉ lại thăm quan thành phố điện/ thành phố văn hóa Hòa Bình; "Cộng đồng - tâm hồn các dân tộc” Mường, Thái, Kinh, Dao, Mông, Tày… đang trên đà phát triển. Xe du khách lại tiếp tục vượt qua dốc Cun tới vùng văn hóa Vườn hoa núi Cối huyện Cao Phong, cam ngọt, mía đường. Khi xe vượt đỉnh đèo Thung Khe nên dừng lại ngắm cảnh thung lũng Mai Châu.

Ở dưới thung lũng hiện lên những làng, bản của các dân tộc ở Mai Châu. Với những dải ruộng lúa, nương ngô trải màu xanh mướt dưới bóng núi. Những nếp nhà sàn ẩn hiện dưới chân núi và tán cây xanh trải dài theo dòng nước bạc của suối Xia.

ở hai bên, quanh thung lũng Mai Châu là những dãy, lớp núi cao, xanh, mờ ảo. Những ngọn núi ẩn hiện trong mây, làng bản lúc xa, lúc gần.

Khi du khách đặt chân tới bản Văn, bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu; bản Lác, xã Chiềng Châu; bản Bước, xã Xăm Khòe… sẽ gặp các chàng trai, cô gái trong bộ trang phục đẹp như khi đi hội.

Khách vui chân bước đến chân cầu thang, các cô gái/ chủ của bản, gia đình; cố ý giữ khách dừng lại để quan sát ngôi nhà sàn của người Thái. Nhà được làm bằng gỗ, tranh tre, nứa lá. Nhà rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Dựng hai cầu thang ở hai đầu nhà. Gầm sàn cao, thoáng đãng, xung quanh là vườn hoa cây trái. Nhà sàn của người Thái mang nét đẹp dung dị, mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng, đặc sắc.

Khoang nhà đón khách, mời khách nghỉ ngơi dưỡng sức rộng rãi, sạch sẽ, nền nhà trải chiếu hoặc đệm bông bọc vải thổ cẩm. Những chiếc đệm bông cũng bọc vải hoa thổ cẩm và chiếc ghế mây để khách ngồi nghỉ và nhâm nhi tách trà xanh hoặc ly rượu, cốc bia, chai nước ngọt.

Đến bữa ăn, các cô gái sẽ bưng lên mời khách, khách sẽ tự chọn lựa và thưởng thức các món ăn đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái. Các món ăn được chế biến từ những sản vật quý, đậm đà và quyến rũ của hương vị đặc trưng vùng miền. Cơm lam muối vừng, chả mía nướng, thịt lợn thui, luộc chấm chéo (hạt tiêu Thái), gà đồi, xôi nếp nương nhiều màu, cá nướng lá chuối, ong rừng, trứng kiến xào hoặc đồ xôi, măng rừng luộc, rượu Mai Hạ có mùi thơm, vị cay ngọt.

Du khách đi thăm quan những làng bản, núi rừng, hang động đẹp, đặc sắc: hang Nước, hang Khoài, hang Mỏ Luông, hang Chiều, hang Piềng Kẻm và các di chỉ khảo cổ học như: hang Lóng, hang Khẩu Phục... những di tích cấp quốc gia.

Màn đêm buông xuống, trời se lạnh. Nhân dân mời khách du lịch đi thăm quan quanh bản rồi nắm tay nhau vây quanh đống lửa giữa sân nhà văn hóa thưởng thức chương trình ca nhạc, múa dân gian. Các chàng trai, cô gái và cả các cháu thiếu niên say sưa trình tấu, trình diễn các bản nhạc từ cây khèn bè, cây tính tẩu, cây pí pặp và dàn cồng chiêng vật báu của dân tộc. Những điệu múa sạp, múa keng loóng, múa nhùm hưa, múa khăn, múa quạt, múa kệp boóc (múa hái hoa), múa ống, múa tôn coọg… là những tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ cội nguồn - tâm hồn dân tộc. Kết thúc đêm xòe, khách du lịch nghỉ ngơi dưỡng sức.

Tiếp sau, quý khách nào có nhu cầu mở rộng, nâng cao tầm quan sát cảnh quan, môi trường, môi sinh thì tiếp tục tìm hiểu về đời sống, phong tục, tập quán, đạo lý nhân văn của người Mông hai xã Pà Cò, Hang Kia ở trên tầng cao 1.288 m so với mặt nước biển, có độ dốc 30o - 35o.

Cuộc hành trình của các vị khách "du lịch ba lô” - du lịch đi bộ, xuất phát từ bản Cun Kheo, xã Cun Pheo ở thung lũng Mai Châu đi ngược lên, vượt qua đèo dốc khoảng 10 km đến Xà Lĩnh, Pà Cò/ nơi "Núi đội nhà nhà chạm trời xanh”. Đến cuối cuộc hành trình, du khách gặp ánh nắng, trời hanh tạnh, gió, quang mây. Các vị thấy những ngôi nhà của người Mông lợp tranh hoặc lợp mái gỗ, tường đất hoặc thưng gỗ. Vây quanh ngôi nhà và khu vườn là một bức tường đá khá dầy, vững chãi. Nếu quý khách du ngoạn, thăm quan khu nhà và bản làng của người Mông ở đây vào mùa xuân sẽ được chiêm ngưỡng không gian nơi đây tràn ngập sắc màu của hoa mai, hoa đào, hoa mận, hoa ban.

Những năm gần đây, nhiều người Mông đã sử dụng điện thoại di động làm phương tiện thông tin, trao đổi. Nhờ vậy mà nhận được tin nhắn của bà con ở xã Cun Pheo, nhiều người đã xuống núi đón khách lên thăm nhà mình, bản mình. Nhờ củi lửa, bếp lò phản chiếu ánh sáng ra khắp khoang nhà, khách có thể quan sát được những chiếc khèn, khẩu súng hỏa mai treo trên chiếc cột chống nóc/ "Chiếc cột lên trời”. Khẩu súng để bảo vệ gia đình, làng xóm. Còn những chiếc khèn cũng luôn luôn được sử dụng và người thổi khèn bao giờ cũng nhảy múa. Nếu ở trong nhà sẽ múa chung quanh cột chống nóc/ "đường lên trời”. Khi gia đình có việc hệ trọng phải trình báo, khẩn cầu trời phù hộ, cùng thổi khèn và múa.

Khách thưởng thức bữa cơm với những món ăn đạm bạc. Nhâm nhi ly rượu với thịt lợn nướng, luộc, món rau rừng và rau được chăm bón tại vườn nhà. Quý khách có thể thưởng thức món bánh dày nướng qua than lửa cho phồng lên, dẻo, bùi, ngọt và ngậy. Ai đã được thưởng thức dù chỉ một lần cũng khó quên món ẩm thực đặc sản bánh dày của người Mông.

Sau thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, thăm quan bản, làng của người Mông Pà Cò. Các cô gái Mông ít nói vẫn dịu dàng nở nụ cười trìu mến và mở lời tha thiết mời quý khách du lịch cùng với mình viếng thăm, vãng cảnh những làng bản của người Mông rồi dừng chân thả hồn ra xa hàng trăm dặm, chiêm ngưỡng một vùng mây núi bao la. Có thể quý khách sẽ nhìn thấy những con đường chỉ "nhỏ bằng một dải vải có bề rộng khoảng 1m, màu trắng, lúc ẩn lúc hiện chạy quanh co, uốn lượn trên các sườn núi”. "Đường lên quanh quanh dốc núi - đường xuống hun hút lũng sâu” rồi quý khách xuống viếng thăm, khảo sát chợ phiên của người Mông.

Trên đường xuống chợ nếu may mắn gặp được bạn gần bạn xa cùng xuống chợ. Mọi người đều không nói mà chỉ cười và dùng tiếng đàn môi trầm bổng, lúc xa lúc gần trìu mến và tiếng khèn, điệu múa rộn ràng, nhịp nhàng thay lời nói chào hỏi rồi cùng với khách xuống chợ.

Chợ phiên đông đúc, nhiều khi chật ních người bán, người mua. Những người đến chợ để trao đổi những vật nuôi, hoa lá, củ quả quý hiếm của quê núi đổi lấy dụng cụ xẻng, cuốc, dao, liềm, mắm, nuối. Bia, nước ngọt để sử dụng trong gia đình và dành để đãi khách, sách vở bút mực cho con cháu đi học…

Chợ phiên đông vui, đặc sắc, nhất là sinh hoạt uống rượu, ăn thắng cố - một món ăn đặc sản, nổi tiếng. Một số người đã cao tuổi nhưng phiên chợ nào cũng đến chợ mong gặp lại thăm hỏi tình cũ, người xưa. Khách du lịch đến chợ có nhiều thuận lợi cho việc thăm quan, trải nghiệm, tìm hiểu môi cảnh và đời sống của vùng dân cư. Kết thúc cuộc vui, mãn phiên chợ. Người dân bùi ngùi chia tay các quý khách du lịch và lại mong chờ quý khách trở lại.

 

      NSUT Bùi Chí Thanh (Số nhà 117, phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình)

Các tin khác


Xây dựng huyện Mai Châu thành điểm đến du lịch “Hấp dẫn, thân thiện và an toàn”

(HBĐT) - "Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện Mai Châu thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thân thiện và an toàn” - đồng chí Đặng Mai Sơn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI.

Đánh thức du lịch vùng hồ Đà Bắc

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc có tới 13 xã địa hình trải dài dọc tuyến vùng hồ. Đời sống người dân phụ thuộc phần nhiều vào nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Trong ít năm gần đây, khi ngành nghề du lịch được mở mang, bà con các xã vùng hồ có thêm cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, từ đó cải thiện đáng kể nguồn thu nhập.

Ấn tượng đảo Nam Du – thiên đường du lịch

(HBĐT) - Sóng biển dập dềnh, gió lồng lộng thổi qua, cảnh vật hoang sơ đẹp kỳ lạ, người dân hiền lành, mến khách, đó là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi trong hành trình ghé thăm quần đảo Nam Du, được mệnh danh là "thiên đường du lịch”.

Dự báo du lịch quốc tế có thể giảm tới 70% trong năm nay

Do tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, du lịch quốc tế sẽ giảm tới 70% trong năm nay, đánh dấu sự sụt giảm lớn nhất của "ngành công nghiệp không khói" kể từ khi du lịch bắt đầu thống kê số liệu tăng trưởng từ những năm 1950.

Huyện Mai Châu có 11 dự án phát triển du lịch

(HBĐT) - Trong thời gian qua, huyện Mai Châu đặc biệt quan tâm tới công tác thu hút đầu tư và triển khai các dự án du lịch - thương mại. Sau khi UBND tỉnh có Quyết định công bố Quy hoạch Điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, số lượng các nhà đầu tư về du lịch, thương mại vào Mai Châu ngày càng tăng.

Mai châu đón khoảng 10 nghìn lượt khách du lịch trong 5 ngày nghỉ lễ

(HBĐT) - Từ ngày 27/4 - 1/5, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu đã đón khoảng 10 nghìn lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt gần 4 tỷ đồng.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục