(HBĐT) - Trung tuần tháng 8, chúng tôi có dịp thăm các xã vùng cao huyện Tân Lạc - nơi một vùng không gian rộng lớn núi rừng trùng điệp tươi đẹp, xanh mướt, mộng mơ mây vờn, không khí trong lành. Từ quốc lộ 6 vượt dốc tới trung tâm xã Vân Sơn khoảng gần 1 tiếng, đường quanh co uốn lượn.




Trung tuần tháng 8, chúng tôi có dịp thăm các xã vùng cao huyện Tân Lạc - nơi một vùng không gian rộng lớn núi rừng trùng điệp tươi đẹp, xanh mướt, mộng mơ mây vờn, không khí trong lành. Từ quốc lộ 6 vượt dốc tới trung tâm xã Vân Sơn khoảng gần 1 tiếng, đường quanh co uốn lượn. 

Thăm động Tớn, xã Vân Sơn, đường đi khá vất vả song được khám phá vẻ đẹp huyền bí, mộng mơ trong lòng động như chốn bồng lai tiên cảnh giữa đại ngàn. Động nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển, dài 455 m, sâu 49 m với hồ nước rộng, sâu từ 2 - 7m, quanh năm có nước trong suốt. Động Tớn là một hang động đẹp và hấp dẫn nhất trong quần thể các hang động được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông, với những khối đá phát triển qua quá trình khoảng 250 triệu năm. Nơi đây ngoài việc sở hữu kho tàng gồm các cột đá, nhũ đá, măng đá, rèm đá rất đặc sắc còn lưu giữ nhiều cổ vật liên quan đến lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, động vật, sinh vật đặc hữu…Động được công nhận di tích thắng cảnh quốc gia năm 2008. Xã Vân Sơn đang sở hữu những tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Gần khu vực động có điểm du lịch cộng đồng xóm Chiến đẹp và thanh bình như một bức tranh. Chủ tịch UBND xã Vân Sơn Hà Văn Huê cho biết: Vân Sơn và các xã vùng cao của huyện, nằm trên độ cao gần 1.000m so với mặt biển, thời tiết quanh năm mát mẻ, những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Hà Nội thì tại địa phương vẫn phải đắp chăn khi đêm về. Bên cạnh đó, địa bàn xã có núi đồi hoang sơ, rừng nguyên sinh, không khí trong lành hiếm có. Người dân còn giữ được đậm nét phong tục, văn hóa người Mường như ở nhà sàn, mặc trang phục dân tộc, kiếm củi trên núi cao, trồng ngô trên nương… Mấy năm nay đã có những đoàn du khách tìm hiểu, khám phá cảnh quan, văn hóa của địa phương.

Các xã vùng cao huyện Tân Lạc gồm 3 xã: Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông, cách trung tâm huyện khoảng 20 km về phía Tây, có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu; tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú. Vân Sơn là xã giàu truyền thống cách mạng với những chiến công đập tan Đồn Bò của giặc Pháp (năm 1949), bắn rơi và bắt sống giặc lái Mỹ (năm 1971, 1972). Xã Lũng Vân cũ (nay là xã Vân Sơn) đã vinh dự được Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - là xã đầu tiên của tỉnh nhận được vinh dự này. Xã Ngổ Luông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động ngành giáo dục. Các xã nằm ở độ cao  từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển, rừng tự nhiên có nhiều loại động, thực vật, tỷ lệ che phủ rừng cao nên thời tiết mát mẻ về mùa hè, nhiệt độ cao nhất khoảng 320C, mùa đông thời tiết thường lạnh hơn, nhiệt độ có khi xuống dưới 00C, xuất hiện băng giá, thường có mây mù bao phủ, phù hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám phá. Trên địa bàn các xã có nhiều hang động đẹp như động Nam Sơn (đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia), hang Núi Kiến (đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông (diện tích thuộc địa bàn các xã vùng cao Tân Lạc 5.125 ha), có một số thác nước tự nhiên như thác Thung, nhiều điểm thăm quan như đỉnh Lũng Vân, ruộng bậc thang Lũng Vân, đồi quýt cổ Nam Sơn, thung lũng su su Quyết Chiến... Nhiều gia đình còn lưu giữ được nếp nhà sàn, đồ dùng gia đình, trang phục, nhiều khu dân cư vẫn gìn giữ được thuần phong mỹ tục, lễ hội truyền thống, diễn xướng mo Mường, dân ca, trò chơi dân gian, ẩm thực… có thể bảo tồn, phát huy, phục vụ cho phát triển du lịch.

Ngoài du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thăm quan khám phá, vùng cao Tân Lạc còn có tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, thăm quan khu sản xuất nông sản hàng hóa đặc trưng của vùng cao như: Quýt Nam Sơn, su su Quyết Chiến, tỏi tía Bắc Sơn, rau củ quả trái vụ Quyết Chiến, thảo dược, rau rừng, chè tuyết, lợn, gà giống bản địa Ngổ Luông, rượu Hượp Lũng Vân... Hoạt động du lịch ở đây mới phát triển, có một số hộ làm du lịch cộng đồng. Hiện đã có một số nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư như dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Thung Lũng Mây (xã Quyết Chiến) quy mô 198 ha; dự án khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Lũng Vân Ecolodge, quy mô 13 ha; dự án khu du lịch sinh thái - văn hoá cộng đồng và bảo tồn tự nhiên xóm Chiến (xã Vân Sơn)...

Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Tân Lạc cho biết: Với những tiềm năng riêng có, huyện đã phối hợp các sở, ngành đề xuất UBND tỉnh trình BTV Tỉnh ủy xem xét ban hành nghị quyết về xây dựng các xã vùng cao huyện trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tới đây, huyện phối hợp quy hoạch phát triển du lịch đồng bộ với quy hoạch vùng huyện, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng ban đầu, định hướng hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng theo quy hoạch để phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống người dân vùng cao.


Lê Chung

Các tin khác


Đánh thức du lịch vùng hồ Đà Bắc

(HBĐT) - Huyện vùng cao Đà Bắc có tới 13 xã địa hình trải dài dọc tuyến vùng hồ. Đời sống người dân phụ thuộc phần nhiều vào nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản. Trong ít năm gần đây, khi ngành nghề du lịch được mở mang, bà con các xã vùng hồ có thêm cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, từ đó cải thiện đáng kể nguồn thu nhập.

Ấn tượng đảo Nam Du – thiên đường du lịch

(HBĐT) - Sóng biển dập dềnh, gió lồng lộng thổi qua, cảnh vật hoang sơ đẹp kỳ lạ, người dân hiền lành, mến khách, đó là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi trong hành trình ghé thăm quần đảo Nam Du, được mệnh danh là "thiên đường du lịch”.

Dự báo du lịch quốc tế có thể giảm tới 70% trong năm nay

Do tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, du lịch quốc tế sẽ giảm tới 70% trong năm nay, đánh dấu sự sụt giảm lớn nhất của "ngành công nghiệp không khói" kể từ khi du lịch bắt đầu thống kê số liệu tăng trưởng từ những năm 1950.

Huyện Mai Châu có 11 dự án phát triển du lịch

(HBĐT) - Trong thời gian qua, huyện Mai Châu đặc biệt quan tâm tới công tác thu hút đầu tư và triển khai các dự án du lịch - thương mại. Sau khi UBND tỉnh có Quyết định công bố Quy hoạch Điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, số lượng các nhà đầu tư về du lịch, thương mại vào Mai Châu ngày càng tăng.

Mai châu đón khoảng 10 nghìn lượt khách du lịch trong 5 ngày nghỉ lễ

(HBĐT) - Từ ngày 27/4 - 1/5, các điểm du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu đã đón khoảng 10 nghìn lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt gần 4 tỷ đồng.  

Quý I, huyện Mai Châu đón 82.351 lượt khách du lịch

(HBĐT) -Thời gian qua, huyện Mai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp để thu hút đầu tư phát triển du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp trên cơ sở giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Quan tâm phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, huyện còn tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và quốc tế để thu hút khách du lịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục