(HBĐT)-Tòng Đậu là một xã vùng thấp của huyện Mai Châu. Phía bắc giáp xã Đồng Bảng; phía đông giáp xã Thung Khe và xã Phú Cường (huyện Tân Lạc); phía Nam giáp thị trấn Mai Châu; phía tây giáp các xã: Nà Phòn và Nà Mèo. Xã Tòng Đậu nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 6 và đường 15 đi qua, lại nằm sát thị trấn Mai Châu. Xã nằm ở vị trí điểm đầu nối liền các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình và các tỉnh miền Trung bắt đầu từ Thanh Hóa. Chính vì vậy, Tòng Đậu trở thành địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tê – xã hội của huyện Mai Châu.


  Nhà văn hóa tại các thôn bản,  điểm sinh hoạt cộng đồng đã phát huy tốt nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân 

Xã có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m, vị trí cao nhất lên tới 980m, theo hướng thấp đầ về phía Nam. Dạng địa hình tổng quát với dãy đồi núi chạy từ đỉnh Thung Khe kéo dài về phía tây Bắc tạo ra thung lũng Tòng Đậu - thị trấn Mai Châu và một số xã khác ở phía Nam. Diện tích tự nhiên của xã là 2030,9 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 196,4 ha, đất lâm nghiệp là 1.249,4 ha, đất chuyên dùng là 43,8 ha, còn lại là các loại đất khác. Địa hình xã được chia làm hai vùng cơ bản. Vùng cao là địa phận xóm Nhuối nằm ven quốc lộ 6, độ cao trung bình khoảng 400 – 500 ha, dịa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao, có độ dốc lớn, xen giữa các thung lũng nhỏ nằm rải rác. Vùng thấp gồm 5 xóm: Suối Rút, Đậu, Tòng, Cha và Cha Long. Nằm dọc hai bên quốc lộ 6 và đường 15; độ cao trung bình từ 200 – 350 m. Các thung lũng có địa hình tương đối bằng phẳng, thường là đất dùng để canh tác nông nghiệp, có nơi trồng được hai vụ một năm, đảm bảo cung cấp lương thực cho nhân dân trong xã, đồng thời phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Về khí hậu, Tòng Đậu thuộc vùng khi hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mua rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,90C, có sự phân hóa giữa các vùng. Lượng mưa hàng năm từ 1.900 – 2.100 mm, độ ẩm không khí bình quân trong năm khoảng 82%. Sương mù và sương muối thường xuất hiện vào tháng 11 đến tháng 3. Với những đặc điểm khi hậu như vậy, là điều kiện thuận lợi để phát triển cơ cấu cây trồng nông nghiệp đa dạng, phong phú gồm cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả… đồng thời phù hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nguồn nước trên địa bàn xã chủ yếu được hình thành bởi hệ thống các khe suối và hồ chứa. Xã có diện tích rừng tương đối lớn, độ che phủ rừng là 65%, trữ lượng cây gỗ tập trung chủ yếu ở vùng cao.

Nhìn tổng thể về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể nói xã Tòng Đậu vừa có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa có vị trí quan trọng về mặt quân sự. Trong suốt chiều dài lịch sử, những điều kiện thuận lợi luôn được phát huy, tạo cho Tòng Đậu một thế đứng vững chắc trong đánh giặc giữ làng cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Địa bàn xã Tòng Đậu là vùng đất được hình thành từ lâu đời. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, nhân dân xóm Tòng trong quá trình khai thác, sử dụng đất đã phát hiện 02 chiếc rìu đá. Các nhà khảo cổ học cũng đã thăm dò và khai quật một di chỉ khảo cổ tại Tòng Đậu và đặt ra giả thiết trước khi người thái đến Mai Châu, khu vực này đã có người tiền cổ sinh sống.

Trước năm 1957, Tòng Đậu là một trong 9 thôn thuộc xã Mai Thượng, huyện Mai Đà, khi đó dân số trên địa bàn có khoảng 120 hộ với 700 người. Đến năm 1957, Ủy ban kháng chiến Liên khu III ra Quyết định số 489/QĐ-LK3, tách xã Mai Thượng thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu. Xã Tòng Đậu sau khi chia tách có các xóm: Đậu, Tòng, Cha, Cha Long, Nhuối.


         Đường về làng văn hóa bản Cha-Tòng Đậu

Xã Tòng Đậu hiện có 717 hộ với 2.955 nhân khẩu, có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống . Trong cơ cấu dân số của xã thì dân tộc Thái chiếm trên 70%. Nhân dân xã Tòng Đậu chủ yếu là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, bên cạnh trồng lúa nước, nhân dân còn làm nương, rẫy, trồng các loại cây bông, chàm. Mỗi một dân tộc có lịch sử phát triển, đặc điểm sinh hoạt và truyền thống văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng về ăn hóa.

 Hiện nay,  KT-XH của xã có nhiều bước phát triển đáng mừng. 3 trường MN, tiểu học và THCS đều đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2009, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế và được UBND tỉnh công nhận xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế(năm 2014). Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai hiệu quả". Công tác QP-AN được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng và chính quyền không ngừng được đổi mới. MMTQ và các đoàn thể thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trường của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.Năm 2015, xã đã được UBND tỉnh công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xã có 425 người tham gia nhập ngũ và đã có 34 người đã anh dũng hy sing trên các chiến trường; xã có 17 thương binh, 2 bệnh binh, 02 Mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm 1998, xã Tòng Đậu được Chủ tịch nước phong tặng danh danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". 

                           PV(tổng hợp)


Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục