(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.


              Một con đường dẫn về thôn bản ở Đồng Bảng được bê tông hóa

Trước năm 1985, phía Bắc huyện Mai Châu có con đường sông Đà chạy từ Lai Châu, Sơn La qua địa phận xã Tân Mai và thi trấn Suối Rút hình thành bến phà qua sông Đà trên đường 6A đi Tây Bắc. Đường thủy sông Đà giữ vị trí quan trọng trong phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Mai Châu với Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Sau khi có đập thủy điện Hòa Bình ngăn sông Đà, thị trấn Suối Rút cùng một một số làng, bản xã Tân Mai, Phúc Sạn chìm dưới lòng hồ. Từ đó, khu vực Đồng Bảng trở thành đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ và đường thủy đi Tây Bắc và ngược lại.

Địa hình Đồng Bảng khá phức tạp với độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 – 900 m, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi và khe, suối làm cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân không tập trung và giao thông đi lại khó khăn.

Khí hậu Đồng Bảng mang sắc thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Bức xạ nhiệt tương đối thấp, số giờ nắng trong ngày vào mùa hè là 5 – 6 giờ, mùa đông là 3 - 4 giờ. Đổ ẩm trung bình đạt 82%. Tính theo lượng mưa, khí hậu Đồng Bảng có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc.

Hệ đất đai ở Đồng Bảng được hình thành trên nền đá cổ, phát sinh trên các loại đá trầm tích biến chất, chủ yếu gồm các loại đất đỏ và đất mùn. Đất có kết cấu tốt, độ phì nhiêu tự nhiên tương đối cao. Tuy nhiên, do độ dốc lớn, phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đât có thành phần cơ giới nhẹ nên khả năng bị rửa trôi cao. Một số nơi, di khai thác quá lâu nên đất bị xói mòn trơ sỏi đá. Diện tích tự nhiên của xã là 2.747,71 ha, trong đó đất nông – lâm nghiệp là 2.506,99 ha; đất phi nông nghiệp là 55,3 ha; đất chưa sử dụng là 69,16 ha.

Đồng bảng có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, với nhiều loại cây nhiệt đới quý như: lát, hoa, sến…và các loại tre, nứa, luồng…. Đồng Bảng có hệ thống khe, suối dày đặc, là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng trữ nước của hệ thống khe, suối ở đây kém, vào mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước.

Sự hình thành và phát triển của xã Đồng Bảng gắn liền với dòng chảy lịch sử của huyện Mai Châu.

Dưới triều Trần, địa bàn xã Đồng Bảng thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Đến thời Lê, châu Mai Mai Châu được thành lập, địa bàn xã Nà Phòn thuộc châu Mai Châu, lộ Đà Giang, phủ gia Hưng, xứ Hưng hóa. Dưới triều Nguyễn, địa bàn xã Đồng Bảng thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập với 4 phủ, địa bàn xã Đồng Bảng thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ chợ Bờ, tỉnh Mường Hòa Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mai Châu và Đà Bắc được hợp nhất thành châu Mai Đà, đến tháng 9/1956, huyện Mai Mai Đà được chia tách thành 2 huyện: Mai Châu và Đà Bắc. Ngày 09/8/1957, Ủy ban kháng chiến Liên khu III ra Quyết nghị số 459/QN-LK3 chia xã Mai Thượng thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu, thực hiện Quyết nghị xã Nà Phòn chính thức được thành lập, trực thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Tại thời điểm thành lập, xã Đồng Bảng có số dân 372 người sinh sống trên địa bàn 4 xóm: Đồng Bảng, Vắt, Phiên Xa, Bâng. Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xã có 160 thanh niên nhập ngũ(07 liệt sĩ, 03 thương bệnh binh)…Xã cũng đã được Đảng, Nhà nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý.


      Các trường học trên địa bàn xã đã được quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập

 Đến năm 2017, xã Đồng Bảng bao gồm 5 xóm: Đồng Bảng, Vắt, Phiên Xa, Bâng, Tiểu khu Đồng Bảng. Dân số 377 hộ với 1.445 nhân khẩu, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 68%, là dân tộc bản địa ở Đồng Bảng, còn lại là dân tộc Kinh, Mường, Dao, Mông. Mỗi dân tộc với nét văn hóa riêng độc đáo tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa nơi đấy. Bản sắc văn hóa của mỗi tộc người thể hiện qua cư trú, trang phục, ẩm thực, phong tục, lễ hội, nghệ thuật. Hiện nay, đời sống KT-XH ở Đồng Bảng có nhiều nét mới. Người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phong trào xây dựng Nông thôn mới. Đồng Bảng phát triển mạnh cả 3 cấp học: Mầm non,Tiểu học, THCS. Trong đó, Trường Mầm non được công nhân trường đạt chuẩn quốc gia. Hệ thông chính trị của xã được củng cố; AN-QP được giữ vững…


         Phong trào văn hóa-thể thao được phát động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân

          PV(tổng hợp)

Các tin khác


Người Mông xã Pà Cò đã bắt nhịp tốt bước phát triển chung

(HBĐT)- Xã Pà Cò nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 35 km. Phía Bắc giáp xã Lóng Luông, xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ,tỉnh Sơn La); phía Tây giáp xã Hang Kia; phía Đông giáp xã Tân Sơn; phía Nam giáp các xã Bao La, Cun Pheo.

Xã Tân Mai, vượt khó nơi vùng lòng hồ

(HBĐT)- Tân Mai là một xã vùng lòng hồ sông Đà, thuộc huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 34 km về phía Bắc. Phía Đông giáp xã Tiền Phong (huyện Đà Bắc); phía Tây giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Nam giáp xã Phúc Sạn và xã Ba Khan; phía Bắc giáp xã Tân Dân. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.475,69 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.661,74 ha (chiếm 76%0, đất phi nông nghiệp là 711,57 ha (chiếm 20%) và 102,38 ha các loại đất khác (chiếm 2%).

Xã Hang Kia-Nơi cộng đồng người Mông đang nỗ lực trong xây dựng NTM

(HBĐT)-Xã Hang Kia nằm ở phía Tây Bắc của Huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện lỵ 40 km. Phía Bắc và Phía Đông giáp xã Pà Cò; Phía Nam giáp xã Cun Pheo; Phía Tây giáp xã Xuân Nha và xã Lóng Luông huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. Xã Hang Kia nằm cách quốc lộ 6 khoảng 8 km, có đường lên xã từ Quốc lộ 6 đi xã Pà Cò và Hang Kia nên việc đi lại khá thuận lợi.

Xã Mai Hạ, xã đầu tiên của huyện đạt chuẩn Nông thôn mới

(HBĐT)- Mai Hạ nằm cách trung tâm huyện 6 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp 2 xã: Chiềng Châu và Nà Mèo; phía Đông giáp xã Pù Bin và xã Vạn Mai; phía Nam giáp xã Vạn Mai; phía Tây giáp 2 xã: Mai Hịch và Xăm Khòe. Trên địa bàn xã có Quốc lộ 15A chạy qua.

Miền đất trên đỉnh Thung Khe

(HBĐT)- Xã Thung Khe là một xã vùng cao của Huyện Mai Châu nằm dọc theo trục đường Quốc lộ 6 hơn 2km, cách trung tâm Huyện 19km về hướng Đông, có diện tích tự nhiên 1.846,77ha. Trong đó: diện tích đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất chiếm 85%, đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 156,7 ha, đất phi nông nghiệp là 41 ha, đất chưa sử dụng là 90 ha.

Xã Nà Phòn-Nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Nà Phòn nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc giáp xã Tòng Đậu; phía Đông giáp thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Chiềng Châu; phía Tây Nà Mèo. Với lợi thế là địa bàn giáp với trng tâm huyện lỵ, xã Nà Phòn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội với những địa phương khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục