(HBĐT)- Mai Hạ nằm cách trung tâm huyện 6 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp 2 xã: Chiềng Châu và Nà Mèo; phía Đông giáp xã Pù Bin và xã Vạn Mai; phía Nam giáp xã Vạn Mai; phía Tây giáp 2 xã: Mai Hịch và Xăm Khòe. Trên địa bàn xã có Quốc lộ 15A chạy qua.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.851,4 ha, tỏng đó, diện tích đất nông nghiệp là 1.664,92 ha, đất phi nông nghiệp 122,14 ha và đất chưa sử dụng 64,43 ha. Hệ đất đai ở Mai Hạ được hình thành trên nền đá cổ, phát sinh trên các loại đá trầm tích biến chất. Bên cạnh các loại đất đồi núi, trên địa bàn xã còn có một số loại đất feralit biến đổi do trồng lúa nước. Đất có kết cấu tốt, độ phì nhiêu tự nhiên tương đối cao.

Khí hậu Mai Hạ mang sắc thái riêng của khi hậu nhiệt đới núi cao, tính theo lượng mưa, một năm có hai mùa rõ rệt, độ ẩm trung bình năm đạt 82%. Nguồn nước trên địa bàn xã chủ yếu được hình thành bởi hệ thống các khe, suối và hồ (suối Mùn, hồ Khả, hồ Bó Lầu). Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, xã Mai Hạ có thể mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hóa – xã hội với các xã trong, ngoài huyện cũng như các địa phương khác trong cả nước; dồng thời phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, có giá trị kinh tế cao.

Mai Hạ là vùng đất có bề dày lịch sử. Trước năm 1945, địa bàn xã Mai Hạ ngày nay thuộc tổng Mai Hạ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, châu Mai Đà được tách thành 2 châu: Mai Châu và Đà Bắc, địa bàn xã Mai hạ thuộc châu Mai Châu. Đầu năm 1951, huyện mai Châu và huyện Đà Bắc sáp hợp thành huyện Mai Đà. Liên xã Mai Châu chính thức được thành lập với 5 xã: Tân Mai, Mai Thượng, Bao La, Pù Bin và Mai Hạ. Ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 1053/TTg chia huyện Mai Đà thành hai huyện: Mai Châu và Đà Bắc; xã Mai hạ thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ngày 14/12/1957, ủy ban hành chính Liên khu 3 ban hành Quyết định số 742-TC/CB chia xã Mai Hạ thành 4 xã: Vạn Mai, Mai Hạ, Mai Hịch, Xăm Khòe. Tại thời điểm này, xã Mai Hạ gồm 04 xóm:’ Lầu Trong, Lầu Ngoài (nay gọi là xóm Lầu và xóm Đồng Uống), Chiềng Hạ và xóm Khả với số dân là 916 người. Năm 1962, một bộ phận  bà con ở tỉnh Nam Định lên xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội tại xã Mai Hạ và thành lập xóm Tiền Phong.

Trên địa bàn xã Mai Hạ có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống với dân số là 2756 nhân khẩu (5/2017), trong đó dân tộc Thái chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 10%, dan tộc Mường chiếm 5%. Nét đẹp của mỗi dân tộc được thể hiện ở mỗi phương diện khác nhau như: trang phục, ẩm thực, phong tục tín ngưỡng, các hình thức xướng, trò chơi dân gian…

Mai Hạ cũng là địa phương sớm thành lập chi bộ Đảng(năm 1960) và Đảng bộ(năm 1977). Từ năm 1991 đến nay, xã Mai Hạ đạt nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển KT-XH, giữa vững AN-QP. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền luôn được chú trọng; MTTQ và các tổ chức đoàn thể không ngừng củng cố. Đảng bộ luôn được công nhận tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.

Mai Hạ là mảnh đất có truyền thống hiếu học, là chiếc nôi đầu tiên của sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Mai Châu. Từ mái trường Phổ thông cấp I, II Mai Hạ trước đây, trải qua bao chặng đường gian nan, vất vả, với công lao to lớn của các thế hệ nhà giáo đã dạy dỗ, nhiều người con của quê hương đã trưởng thành, đã và đang đảm nhiệm chức vụ quan trọng của các cấp, các ngành của huyện, của tỉnh. Cũng tại nơi đây, nhiều trường sớm được công nhận trường chuẩn quốc gia. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Năm 2015, Mai Hạ là xã đầu tiên của huyện cán đích nông thôn mới; được Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Trong 2 cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có 28 người con đã hy sinh trên các chiến trường(cùng 20 thương binh, 05 bệnh binh). Với những đóng góp to lớn đó, Mai Hạ  đã được Đảng, Nhà nước tặng 02 Huân chương cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Mai Hạ cũng từng được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua cho đơn vị lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước.

                  PV(tổng hợp)

 

 

Các tin khác


Xã Tòng Đậu-có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Tòng Đậu là một xã vùng thấp của huyện Mai Châu. Phía bắc giáp xã Đồng Bảng; phía đông giáp xã Thung Khe và xã Phú Cường (huyện Tân Lạc); phía Nam giáp thị trấn Mai Châu; phía tây giáp các xã: Nà Phòn và Nà Mèo. Xã Tòng Đậu nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 6 và đường 15 đi qua, lại nằm sát thị trấn Mai Châu. Xã nằm ở vị trí điểm đầu nối liền các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình và các tỉnh miền Trung bắt đầu từ Thanh Hóa. Chính vì vậy, Tòng Đậu trở thành địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tê – xã hội của huyện Mai Châu.

Thị trấn Mai Châu- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT)- Khu vực thị trấn Mai Châu trước đây là một  trong những thôn thuộc địa bàn xã Mai Thượng. Đến năm 1957, thực hiện Quyết định số 489/QĐ-LK3 của Ủy ban kháng chiến Liên khu III, xã Mai Thượng  tách ra thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu. Khu vực thị trấn Mai Châu thời điểm này thuộc địa phận xã Chiềng Sại.

Xã Chiềng Châu-vùng đất khởi nguồn của "Xên bản-Xên Mường"

(HBĐT)- Xã Chiềng Châu cách trung tâm huyện Mai Châu khoảng 2km. Phía Nam giáp xã Mai Hạ, phía Bắc giáp với xã Nà Phòn và thị trấn Mai Châu, phía Đông giáp xã Pù Bin – Noong Luông, phía Tây giáp xã Nà Mèo và xã Xăm Khòe. Với vị trí như vậy, Chiềng Châu là địa phương có giao thông khá thuận lợi, đảm bảo đi lại, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa với các xã trong huyện cũng như các tỉnh ngoài.

Những nét chính trong quá trình thành lập huyện và những sự kiện lịch sử tiêu biểu

(HBĐT)-Quá trình thành lập huyện và những thay đổi địa giới hành chính: Mai Châu trước kia là Mường Mai, được hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần, Mường Mai thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Dưới triều Nguyễn, Mai Châu gồm tổng Thanh Mai và tổng Bạch Mai.

Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế và TD-TT tạo được dấu ấn trong phát triển

(HBĐT)- Nhiều năm qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã sớm hình thành hệ thống các thiết chế văn hoá cơ sở gồm: thư viện, điểm bưu điện văn hoá xã và các đội văn nghệ quần chúng ở hầu khắp các bản, làng.

Những di tích, danh thắng và các lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc ở Mai Châu

(HBĐT)-Từ lâu mảnh đất vùng cao Mai Châu đã tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách gần xa bởi con người và cảnh quan thiên nhiên cùng nét bản sắc văn hóa dân tộc. Những lễ hội có từ ngàn xưa, những di tích, danh thắng, điểm du lịch cộng động…luôn mãi tạo cho mỗi người khi đến nơi đây sự thích thú, muốn khám phá tìm hiểu nhiều hơn nữa…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục