(HBĐT)-Xã Hang Kia nằm ở phía Tây Bắc của Huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện lỵ 40 km. Phía Bắc và Phía Đông giáp xã Pà Cò; Phía Nam giáp xã Cun Pheo; Phía Tây giáp xã Xuân Nha và xã Lóng Luông huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La. Xã Hang Kia nằm cách quốc lộ 6 khoảng 8 km, có đường lên xã từ Quốc lộ 6 đi xã Pà Cò và Hang Kia nên việc đi lại khá thuận lợi.


              Đường liên thôn, bản ở Hang Kia đã được bê tông hóa

Địa hình xã Hang Kia khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao liên tiếp, có độ dốc lớn, xen kẽ là các thung nhỏ có địa hình khá bằng phẳng – nơi nhân dân tập trung sản xuất trồng hoa màu. Độ cao trung bình của xã khoảng 1.200m so với mặt nước biển. Do địa hình chủ yếu là đồi núi dốc (đồi núi đất và đồi núi đá), chia cắt mạch, cấu tạo nền địa chất dạng Kastơ nên rất khó khăn trong phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp ít và phân tán, nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống rất hạn chế, chủ yếu dựa nguồn nước mưa, năng suất cây trồng vật nuôi thấp.

 Xã Hang Kia nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa vùng núi cao, một năm chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm: 18.50C; lượng mưa trung bình năm: 1.560mm. Do xã có vị trí giáp với huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La, điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối giống nhau ( nhiệt độ thấp so với các vùng của huyện Mai Châu): lượng mưa thấp, khí hậu mát mẻ, nắng nhiều.

 Khí hậu, thời tiết của xã chủ yếu thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng cạn (như ngô, các hoa màu khác và một số loại cây ăn quả); phát triển rừng và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm. Đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống, như  tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.348,35 ha. Hang Kia là xã có địa hình đồi núi, xen kẽ là các thung lũng hẹp, là xã nằm trong "khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia và Pà Cò” với trên 71% diện tích đất của xã là rừng tự nhiên ( 97% diện tích là rừng tự nhiên đặc dụng của khu bảo tồn), nên đã tạo cho nơi một cảnh quan phong phú và đẹp mắt, môi trường sạch sẽ và bầu không khí trong lành, thu hút được nhiều đoàn khách quốc tế đến  du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Rừng tự nhiên của xã gồm nhiều loại cây phong phú, đa dạng, có nhiều loại cây gỗ quý như Pơ mu, thông đỏ, nghiến, trai, táu,…Rừng trồng chủ yếu là các loại cây bản địa như Xoan,... chủ yếu được trồng phân tán vài năm gần đây.

Do có độ cao trung bình khoảng 1.200m so với mặt nước biển, chủ các đồi núi dốc, có nhiều núi đá, cấu tạo nền địa chất dạng Kastơ ( không giữ được nước) nên nguồn nước xã gặp rất nhiều khó khăn, mùa mưa dựa nguồn nước mưa để sinh hoạt và sản xuất, mùa khô chủ yếu dựa vào nguồn nước dự trữ trong các bể chứa và một số mỏ khe nước ngầm nhưng lưu lượng rất hạn chế. Một số suối nhỏ trên địa bàn xã chỉ có nước vào mùa mưa. Thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất là một những yếu tố quan trọng nhất hạn chế đến việc phát triển kinh tế - xã hội của xã trong những năm qua.

Trước năm 1957, xã Hang Kia là một bộ phận của xã Bao La. Đến năm 1957, do yêu cầu của thực tế địa phương, thực hiện Quyết định số 730/QĐ-LK3 của Ủy ban hành chính Liên khu III, xã Bao La được chia tách thành 5 xã, bao gồm: Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Pà Cò và Hang Kia.


        Lễ hội Gầu Tào xuân 2018 ở Hang Kia, nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào Mông nơi đây

Tính đến nay, xã Hang Kia có 5 xóm: Hang Kia, Pà Khôm, Thung Mặn, Thung Mài, Thung Ẳng với 3488 nhân khẩu, trong đó, dân tộc Mông chiếm đa số.

Hiện nay, xã Hang Kia đang có nhiều đổi mới, phát triển về nhiều mặt. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể không ngừng được củng cố, phát huy tốt trách nhiệm. Đời sống KT-XH không ngừng được cải thiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống trường học tiếp tục được duy trì cả 3 cấp học: THCS, TH và MN. Xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM được triển khai đồng bộ. Xã cũng đã có nhiều đóng góp to lớn cho 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.

                                             

                                                                     PV(tổng hợp)

Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục