(HBĐT)- Noong Luông cách trung tâm huyện Mai Châu 31 km theo đường bộ. Phía Bắc giáp thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc), phía Đông xã Thung Khe và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc); phía Tây giáp xã Pù Bin. Địa hình phức tạp, đa dạng với đồi núi, thung lũng và núi đá đan xen, có độ cao trung bình 800 m so với mặt nước biển, trong đó vị trí cao nhất là 1.184 m, thấp nhất là 455 m.

        

                                  Một góc làng bản Noong Luông trong bình yên

Noong Luông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa; xét theo lượng mưa , một năm được chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân trong năm là 2.000 – 3.000 mm, nhiệt độ bình quân là 21,90C. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.646,99 ha, trong đó, diện tích đất nông, lâm nghiệp 1.361,06 ha, đất phi nông nghiệp 48,12 ha, còn lại là các loại đất khác. Đất chia làm 2 nhóm chính: khu vực đất đồi núi và đất ruộng. Trước kia, Noong Luông có nguồn tài nguyên rừng, thảm thực vật có các loại gôc quý và hệ thống động vật phong phú. Tuy nhiên, những năm gần đây do khai thác không có kế hoạch, diện tích rừng dần bị thu hẹp, tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi cao.

Địa danh Noong Luông được hình thành và thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử. Dưới triều Trần, địa bàn Noong Luông thuộc vùng đất Mường Mai, lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập, địa bàn Noong Luông thuộc châu Mai Châu, lộ Đà Giang, phủ Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập với 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và phủ Chợ Bờ, vùng Noong Luông thuộc phủ Chợ Bờ. Tháng 10/1890, châu Mai và châu Đà Bắc hợp nhất thành châu Mai Đà . Năm 1941, huyện Mai Châu và huyện Đà Bắc sáp hợp thành huyện Mai Đà, địa bàn Noong Luông thuộc xã Mai Thượng, châu Mai Đà.

Đầu năm 1951, xã Pù Bin được thành lập trên cơ sở tách từ xã Mai Thượng, địa bàn Noong Luông thuộc xã Pù Bin. Tháng 9/1956, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định 1053/NĐ-TTg chia huyện Mai Đà thành huyện Mai Châu và Đà Bắc, địa bàn Noong Luông thuộc xã Pù Bin, huyện Mai Châu. Để thuận lợi cho quá trình quản lý, điều hành phát triển kinh tế ở địa phương, ngày 27/7/1957, Ủy ban hành chính Liên khu III ban hành Quyết định số 471/1957/QN/UBHC LK3 về việc chia xã Pù Bin thành 2 xã: Pù Bin, Noong Luông. Tại thời điểm thành lập, xã Noong Luông có 6 xóm: Noong Luông, Thắm Nành, Chà Đáy, Noong Ó, Hiềng, Nà Đú. Dân số có 512 người, diện tích 1.368 ha. Năm 1960, xóm Thắm Nành hợp nhất vào xóm Chà Đáy; chia xóm Noong Ó thành 2 xóm: Piềng Đậu và Noong Ó. Đến nay, xã Noong Luông ổn định địa giới hành chính với 6 xóm: Noong Luông, Piềng Đậu, Chà Đáy, Noong Ó, Hiềng, Nà Đú.

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, toàn xã có 161 thanh niên nhập ngũ, 150 thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến; đã có 13 người đã ngã xuống trên các chiến trường. Với những đóng góp to lớn, xã Noong Luông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.


                Sự nghiệp GD&ĐT ở Noong Luông từng bước được quan tâm, đầu tư đúng mức và có bước phát triển đáng mừng

Tính đến năm 2017, xã Noong Luông có 399 hộ với 1680 nhân khẩu; có 3 dân tộc: Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Thái chiếm đa số. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện qua nhà cửa, trang phục, ẩm thực, phong tục, lễ hội, nghệ thuật.

Hiện nay, hòa cùng sự đi lên chung của huyện, xã Noong Luông có bước phát triển khá đồng đều. Công tác xây dựng Đảng không ngừng được củng cố. Năm 1959, chi bộ Đảng được thành lập, đến năm 1982 đã trở thành Đảng bộ, đánh dấu tiến trình phát triển của Đảng bộ tại địa phương. Bộ máy chính quyền và các đoàn thể tiếp tục được đổi mới và đạt được kết quả tích cực. Noong Luông từng bước khắc phục khó khăn trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tỷ lệ hộ nghèo  đều giảm theo từng năm.  Lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục được quan tâm, đầu tư nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Trường THCS xã đã được công nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Công tác y tế được coi trọng. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng. Nét bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.  An ninh-Quốc phòng được giữ vững. Noong Luông đang từng bước tạo bước chuyển đáng mừng trên nhiều lĩnh vực.

 

                         PV(tổng hợp)

Các tin khác


Miền đất trên đỉnh Thung Khe

(HBĐT)- Xã Thung Khe là một xã vùng cao của Huyện Mai Châu nằm dọc theo trục đường Quốc lộ 6 hơn 2km, cách trung tâm Huyện 19km về hướng Đông, có diện tích tự nhiên 1.846,77ha. Trong đó: diện tích đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất chiếm 85%, đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 156,7 ha, đất phi nông nghiệp là 41 ha, đất chưa sử dụng là 90 ha.

Xã Nà Phòn-Nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Nà Phòn nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc giáp xã Tòng Đậu; phía Đông giáp thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Chiềng Châu; phía Tây Nà Mèo. Với lợi thế là địa bàn giáp với trng tâm huyện lỵ, xã Nà Phòn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội với những địa phương khác.

Xã Nà Mèo-từng bước vượt khó vươn lên

 (HBĐT)- Nà Mèo là một xã miền núi phía Tây của huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 5 km về phía Tây Nam, có diện tích tự nhiên là 2.768 ha. Phía Bắc giáp xã Đồng Bảng; phía Đông giáp các xã: Nà Phòn, Tòng Đậu; phía Nam giáp các xã: Mai Hạ, Xăm Khòe; phía Tây giáp các xã: Bao La và Tân Sơn. Nà Mèo có huyện lộ 63 chạy qua địa bàn dài 11,8 km. Xã Nà Mèo, hệ thống giao thông liên xóm được mở rộng.

Mai Hịch miền quê đang có bước chuyển mình quan trọng

(HBĐT)- Mai Hịch là một xã miền núi của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 14 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp 2 xã Xăm Khòe; phía Đông giáp xã Mai Hạ và xã Vạn Mai; phía Tây và phía Nam giáp xã Thành Sơn, xã Phú Thành, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Tòng Đậu-có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Tòng Đậu là một xã vùng thấp của huyện Mai Châu. Phía bắc giáp xã Đồng Bảng; phía đông giáp xã Thung Khe và xã Phú Cường (huyện Tân Lạc); phía Nam giáp thị trấn Mai Châu; phía tây giáp các xã: Nà Phòn và Nà Mèo. Xã Tòng Đậu nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 6 và đường 15 đi qua, lại nằm sát thị trấn Mai Châu. Xã nằm ở vị trí điểm đầu nối liền các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình và các tỉnh miền Trung bắt đầu từ Thanh Hóa. Chính vì vậy, Tòng Đậu trở thành địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tê – xã hội của huyện Mai Châu.

Thị trấn Mai Châu- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT)- Khu vực thị trấn Mai Châu trước đây là một  trong những thôn thuộc địa bàn xã Mai Thượng. Đến năm 1957, thực hiện Quyết định số 489/QĐ-LK3 của Ủy ban kháng chiến Liên khu III, xã Mai Thượng  tách ra thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu. Khu vực thị trấn Mai Châu thời điểm này thuộc địa phận xã Chiềng Sại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục