Đường về Nà Phòn hôm nay
Xã
Nà Phòn có độ cao trung bình 250 m so với
mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống khe suối và núi cao, được
chia thành 2 dạng địa hình chính là: đồi núi và thung lũng. Đồi núi chiếm phần
lớn diện tích và phân bố chủ yếu ở phía Bắc và phía Tây của xã. Độ dốc lớn,
chủ yếu được sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp. Địa hình thung lũng phân bố chủ yếu
dọc tuyến đường liên xã, với đặc điểm tương dối bằng phẳng, thuận tiện cho sản
xuất nông nghiệp và xây dựng các khu dân cư. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình dốc
nên vào mùa mưa thường xảy ra lũ; về mùa khô thường bị
thiếu nước ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 472 ha. Trong đó, đất nông
nghiệp 234,5 ha thích hợp trồng lúa, ngô, khoai, sắn và các cây có bột khác. Diện
tích đất rừng tự nhiên là 119 ha, rừng trồng 46 ha, chủ yếu rừng trồng với các
loại tre, bương… Ngoài ra, đất đai của xã còn thích hợp trồng các loại cây ăn
quả như nhãn, vải, ổi, mít… và cây rau các loại.
Khí hậu của xã mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới
gió mùa, tính theo lượng mưa có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân
1.700 - 2.300 mm/năm, nhiệt độ trung bình là 220C, độ ẩm trung bình là 82%.
Nguồn nước xã Nà Phòn tương đối dồi dào, tập trung ở mỏ Hào và các khe suối
quanh xã, cùng với nguồn nước ngâm đã được nhân dân khai thác và đưa vào sử dụng,
đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
Như vậy, vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên đã tạo nên
nhiều thuận để Nà Phòn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân.
Dưới triều Trần, địa bàn xã Nà Phòn thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập, địa bàn xã Nà Phòn thuộc châu Mai Châu, lộ Đà Giang, phủ gia Hưng, xứ Hưng hóa. Dưới triều Nguyễn, địa bàn xã Nà Phòn thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập, địa bàn xã Nà Phòn thuộc tổng Thanh Mai, châu Mai Châu, phủ chợ Bờ, tỉnh Mường Hòa Bình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Mai Châu và Đà Bắc được hợp nhất thành châu Mai Đà, đến tháng 9/1956, huyện Mai Mai Đà được chia tách thành 2 huyện: Mai Châu và Đà Bắc.
Ngày 09/8/1957, Ủy ban kháng chiến Liên
khu III ra Quyết nghị số 459 chia xã Mai Thượng thành 7 xã mới là: Đồng Bảng,
Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu, thực hiện Quyết
nghị xã Nà Phòn chính thức được thành lập, trực thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình. Tại thời điểm thành lập, xã Nà Phòn có diện tích 472 ha, dân số 592 người.
Đến nay, xã Nà Phòn bao gồm 5 xóm: Nhót, Nà Thia, Nà Phòn, Piềng Phung và Nà Cụt.
Trong các cuộc kháng chiến và công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã có 227 thanh niên nhập
ngũ. Đã có 16 con em Nà Phòn hy sinh trên các chiến trường(xã có 05 thương, bệnh
binh); 02 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách
mạng, Nà Phòn đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 98 Huân, Huy chương các loại,
165 bằng khen…
Nà Phòn-điểm đến của các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, sinh thái
Xã có 414 hộ với 1.684 nhân khẩu, trong
đó dân tộc Thái chiếm 99%, còn lại là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Truyền thống
văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nơi đây mang những nét đặc trưng riêng, đậm đà bản sắc dân tộc, thể
hiện trong ẩm thực, trang phục, lễ hội, ma chay, cưới hỏi…Kinh tế-xã hội của xã
có nhiều đổi thay đáng kể. Hiện nay, xã có trường MN, tiểu học đạt chuẩn Quốc
gia; nhiều xóm đạt danh hiệu Làng văn hóa. QP-AN được giữa vững. Công tác xây dựng
Đảng, chính quyền và các MT, đoàn thể không ngừng được củng cố. Nhiều năm liền,
Đảng bộ đều đạt danh hiệu "Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh”.
PV(tổng hợp)
(HBĐT)- Xã Chiềng Châu cách trung tâm
huyện Mai Châu khoảng 2km. Phía Nam giáp xã Mai Hạ, phía Bắc giáp với
xã Nà Phòn và thị trấn Mai Châu, phía Đông giáp xã Pù Bin – Noong
Luông, phía Tây giáp xã Nà Mèo và xã Xăm Khòe. Với vị trí như vậy,
Chiềng Châu là địa phương có giao thông khá thuận lợi, đảm bảo đi
lại, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa với các xã trong huyện
cũng như các tỉnh ngoài.