(HBĐT)- Xã Pà Cò nằm ở phía Tây Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 35 km. Phía Bắc giáp xã Lóng Luông, xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ,tỉnh Sơn La); phía Tây giáp xã Hang Kia; phía Đông giáp xã Tân Sơn; phía Nam giáp các xã Bao La, Cun Pheo.


                    Đường về Pà Cò hôm nay

Địa hình chủ yếu của Pà Cò là núi đá tai mèo hiểm trở. Độ cao trung bình 1.400 m so với mực nước biển, trong đó điểm cao nhất là 1.536 m. Pà Cò được bao bọc bởi nhiều ngọn núi cao, chủ yếu theo hướng Tây Bắc.

 Pà Cò có hệ thống giao thông đi lại thuận tiện với các tuyến đường liên xóm, liên xã được kiên cố hóa và đường Quốc lộ 6 qua địa bàn xã dài 4 km.

Do ảnh hưởng của địa hình núi cao, đặc trưng khí hậu Pà Cò khác với các địa phương khác trong huyện với hai mùa khô và mưa rõ rệt. Trong mùa mưa có gió Nam luôn bổ sung độ ẩm và hơi nước, cường độ gió tương đối mạnh. Mùa khô thời tiết khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất cao, hướng gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc.

Nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã là những mó nước nhỏ ở các xóm.

Năm 2010, Pà Cò có diện tích tự nhiên là 1.927.97 ha, trong đó chủ yếu là đất nông – lâm nghiệp. Diện tích rừng lớn tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Pà Cò khai thác, sử dụng, nhất là trong trồng trọt, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

Pà Cò vốn thuộc Mường Mai – vùng đất được hình thành khoảng thế kỷ XIII, thời nhà Trần thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Dưới triều Nguyễn, địa bàn Pà Cò thuộc Thanh Mai, phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1886, địa bàn Pà Cò thuộc châu Mai Châu, phủ Chợ Bờ. Dưới thời Pháp thuộc, người Mông trên địa bàn Pà Cò có 8 dòng họ: Sùng, Mùa, Hàng, Phàng, Tếnh, Vàng, Tràng, trong đó họ Sùng chiếm 70% dân số.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, để thuận tiện cho quá trình chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới, 5 xã: Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Hang Kia, Pà Cò sáp nhập thành một xã lớn lấy tên là xã Bao La, thuộc châu Mai Đà, tỉnh Hòa Bình.

Ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định 1053/NĐ-TTg chia huyện Mai Đà thành huyện Mai Châu và Đà Bắc. Địa bàn Pà Cò thuộc xã Bao La thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Năm 1957, thực hiện Quyết định số 730/QĐ-LK3 của Ủy ban hành chính Liên khu III, xã Bao La được chia tách thành 5 xã, bao gồm: Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Pà Cò và Hang Kia. Tại thời điểm chia tách, xã Pà Cò có diện tích 1.927,97 ha, dân số khoảng 50 hộ với 616 khẩu sống xen kẽ, trong 6 xóm: Pà Cò lớn, Pà Cò con, Pà Háng lớn, Pà Háng con, Chà Đáy và Xà Lĩnh.

Đến nay, xã Pà Cò có 577 hộ,  2855 nhân khẩu, sinh sống tại 6 xóm là: Pà Cò lớn, Pà Cò con, Pà Háng lớn, Pà Háng con, Chà Đáy và Xà Lĩnh. Người Mông ở Pà Cò thuộc nhóm Mông đen (còn gọi là Mông Clu hoặc Mông Đu). Tập tục của người Mông là cư trú trên các đỉnh núi, sống du canh, du cư, sống dựa vào rừng.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng(từ năm 1964), Đảng bộ xã(từ năm 2000), KT-XH của xã Pà Cò đã có bước chuyển biến tích cực. Từ sự đầu tư quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực chung của đồng bào nơi đây, đời sống vật chất và tinh thần ở Pà Cò đã được cải thiện đáng kể. Đồng bào Mông tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ổn định cuộc sống. Không còn tình trạng du canh, du cư.  Xã duy trì hệ thống các bậc học, cấp học(MN, TH, THCS). Năm 2010, xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Nét bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng. Xã đang từng bước đạt kết quả trong việc triển khai chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới; hòa sức mình vào bước phát triển KT-XH, giữa vững AN-QP của huyện Mai Châu.


                         Mùa thu hoạch ngô ở Pà Cò

Trải qua những năm tháng kháng chiến ác liệt, xã có 74 thanh niên lên đường nhập ngũ. Với những cống hiến cụ thể, xã Pà Cò đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 38 Huân chương, Huy chương các loại.

 

              PV(tổng hợp)

Các tin khác


Xã Nà Phòn-Nhiều tiềm năng để phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Nà Phòn nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc giáp xã Tòng Đậu; phía Đông giáp thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Chiềng Châu; phía Tây Nà Mèo. Với lợi thế là địa bàn giáp với trng tâm huyện lỵ, xã Nà Phòn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội với những địa phương khác.

Xã Nà Mèo-từng bước vượt khó vươn lên

 (HBĐT)- Nà Mèo là một xã miền núi phía Tây của huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 5 km về phía Tây Nam, có diện tích tự nhiên là 2.768 ha. Phía Bắc giáp xã Đồng Bảng; phía Đông giáp các xã: Nà Phòn, Tòng Đậu; phía Nam giáp các xã: Mai Hạ, Xăm Khòe; phía Tây giáp các xã: Bao La và Tân Sơn. Nà Mèo có huyện lộ 63 chạy qua địa bàn dài 11,8 km. Xã Nà Mèo, hệ thống giao thông liên xóm được mở rộng.

Mai Hịch miền quê đang có bước chuyển mình quan trọng

(HBĐT)- Mai Hịch là một xã miền núi của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 14 km về phía Tây Bắc. Phía Bắc giáp 2 xã Xăm Khòe; phía Đông giáp xã Mai Hạ và xã Vạn Mai; phía Tây và phía Nam giáp xã Thành Sơn, xã Phú Thành, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Tòng Đậu-có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Tòng Đậu là một xã vùng thấp của huyện Mai Châu. Phía bắc giáp xã Đồng Bảng; phía đông giáp xã Thung Khe và xã Phú Cường (huyện Tân Lạc); phía Nam giáp thị trấn Mai Châu; phía tây giáp các xã: Nà Phòn và Nà Mèo. Xã Tòng Đậu nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 6 và đường 15 đi qua, lại nằm sát thị trấn Mai Châu. Xã nằm ở vị trí điểm đầu nối liền các tỉnh Tây Bắc, Hòa Bình và các tỉnh miền Trung bắt đầu từ Thanh Hóa. Chính vì vậy, Tòng Đậu trở thành địa bàn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tê – xã hội của huyện Mai Châu.

Thị trấn Mai Châu- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện vùng cao Mai Châu

(HBĐT)- Khu vực thị trấn Mai Châu trước đây là một  trong những thôn thuộc địa bàn xã Mai Thượng. Đến năm 1957, thực hiện Quyết định số 489/QĐ-LK3 của Ủy ban kháng chiến Liên khu III, xã Mai Thượng  tách ra thành 7 xã mới là: Đồng Bảng, Tòng Đậu, Thung Khe, Chiềng Sại, Nà Phòn, Nà Mèo và Chiềng Châu. Khu vực thị trấn Mai Châu thời điểm này thuộc địa phận xã Chiềng Sại.

Xã Chiềng Châu-vùng đất khởi nguồn của "Xên bản-Xên Mường"

(HBĐT)- Xã Chiềng Châu cách trung tâm huyện Mai Châu khoảng 2km. Phía Nam giáp xã Mai Hạ, phía Bắc giáp với xã Nà Phòn và thị trấn Mai Châu, phía Đông giáp xã Pù Bin – Noong Luông, phía Tây giáp xã Nà Mèo và xã Xăm Khòe. Với vị trí như vậy, Chiềng Châu là địa phương có giao thông khá thuận lợi, đảm bảo đi lại, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa với các xã trong huyện cũng như các tỉnh ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục