(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.


                         Đường về bản xa ở Cun Pheo

Cun Pheo có hệ thống giao thông đi lại thuận lợi trao đổi hàng hóa, giao lưu, buôn bán với các địa phương khác trong huyện cũng như các tỉnh bạn. Tuy nhiên, do địa hình bán sơn địa, nhiều đồi núi lại có độ dốc cao từ phía Tây Nam xuống phía Đông cũng là một yếu tố bất lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

Cũng như hầu hết các xã trong huyện, khí hậu của Cun Pheo mang đặc trưng của khí hậu miền Tây Bắc với 4 mùa rõ rệt hay cũng có thể chia thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình từ 230C – 26,80C. Lượng mua trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.000 mm.

Với chiều dài khoảng 12 km được bao bọc bởi đồi núi nhấp nhô và 6 con suối ngoằn ngoèo uốn khúc chảy qua. Hệ thống suối dày đặc cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Cun Pheo có diện tích tự nhiên là 6.139 ha; trong đó: đất nông nghiệp 289,19 ha; đất lâm nghiệp 4.692,13 ha; đất chuyên dụng 22,82 ha; đất chưa sử dụng 1.119,5 ha, còn lại là các loại đất khác. Do địa hình đặc biệt với nhiều ngọn núi cao, những dòng suối uốn khúc chạy qua ôm sát sườn núi. Những thửa ruộng bậc thang thoải dốc theo độ dốc của sườn đồi tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp mắt với cây trồng và cây rừng tự nhiên  khá phong phú. Tuy vậy, vào mùa mưa thường hay bị sạt lở, xói mòn, mùa khô thường bị thiếu nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.


                   Cơ sở trường lớp ở Cun Pheo ngày càng được quan tâm, đầu tư nhiều hơn

Trước năm 1957, xã Cun Pheo là một bộ phận của xã Bao La. Đến năm 1957, do yêu cầu của thực tế địa phương, thực hiện Quyết định số 730/QĐ-LK3 của Ủy ban hành chính Liên khu III, xã Bao La được chia tách thành 5 xã, bao gồm: Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Pà Cò và Hang Kia.

Tính đến thời điểm 2017, toàn xã có 533 hộ với 2.235 nhân khẩu gồm các dân tộc anh em cùng sinh sống trong 5 xóm: Cun, Mượt, Tân Châu, Pheo, Táu Nà. Trong đó dân tộc Thái chiếm 56%, dân tộc Mường chiếm 41%, còn lại là các dân tộc khác. Nơi đây, hệ thống chính trị luôn khẳng định được sức mạnh. Nhiều năm liền, Đảng bộ xã được xếp loại trong sạch, vững mạnh; hệ thống chính quyền, MTTQ và các đoàn thể được củng cố.

Cun Pheo có truyền thống văn hóa phong phú, đan xen của nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống trên địa bàn. Nét văn hóa đó tạo nên sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng của nền văn hóa cộng đồng và cũng tạo nên đặc sắc của người dân nới đây, song nổi bật nhất là văn hóa Mường, Thái.

Là một xã cách xa trung tâm huyện nên gặp nhiều khó khăn để phát triển kinh tế. Nhưng với những lợi thế tài nguyên thiên nhiên cộng với sự cố gắng, chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó của người dân địa phương, xã Cun Pheo đã và đang có nhiều đổi thay, từng bước phát triển.Hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được cải thiện. KT-XH có bước phát triển. Sự nghiệp GD&ĐT, y tế được quan tâm, chăm lo nhiều mặt. Các ngành học,bậc học: MN, tiểu học, THCS phát triển đồng đều; cơ sở vật chất ngành GD được đầu tư, xây dựng theo hướng chuẩn Quốc gia. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được triển khai sâu rộng; xã có nhiều khu dân cư văn hóa. QP-AN được giữa vững. Chương trình xây dựng NTM đã và đang được triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả.


                     Trẻ em ở Cun Pheo có điều kiện nhiều hơn trong các hoạt động VH, TT, GD

Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã có 222 người lên đường nhập ngũ, 28 dân công hỏa tuyến(12 liệt sĩ, 06 thương binh, 02 bệnh binh…). Với những đóng góp sức người, sức cho đất nước qua các thời kỳ, Đảng bộ và nhân dân Cun Pheo được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 135 Huân Huy chương các loại; được tỉnh huyện tặng nhiều bằng khen, giấy khen./.

 

                       PV(tổng hợp)

 

 

Các tin khác


Bao La, vùng đất cổ "Mường Mai" nhiều khởi sắc

(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xã Pù Bin tạo được chuyển tốt trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Pù Bin nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc xã Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), xã Phú Lệ (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), phía Đông xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) và xã Noong Luông; phía Tây giáp xã Vạn Mai và Mai Hạ. Địa bàn xã có Tỉnh lộ 432B chạy qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục