(HBĐT)- Bao La là xã miền núi, nằm ở phía Tây huyện Mai Châu, cách thị trấn Mai Châu 26 km, với địa giới hành chính: phía Bắc giáp các xã Pà Cò, Tân Sơn; phía Đông giáp xã Nà Mèo; phía Nam giáp xã Xăm Khòe; phía Tây giáp xã Piềng Vế.


                          Đường nông thôn mới về bản ở Bao La

           

 Vùng đất Mai Châu, trong đó có địa bàn xã Bao La được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Dưới triều Trần, Mường Mai có 3 tổng: Mường Pa, Mai Thượng, Mai Hạ, địa bàn xã Bao La thuộc tổng Mường Pa, lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa.  Năm 1886, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập với 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và phủ Chợ Bờ, vùng Bao La thuộc phủ Chợ Bờ. Tháng 10/1890, châu Mai và châu Đà Bắc hợp nhất thành châu Mai Đà . Năm 1951, huyện Mai Châu và huyện Đà Bắc sáp hợp thành huyện Mai Đà. Liên xã Mai Châu chính thức được thành lập gồm 5 xã: Tân Mai, Mai Thượng, Bao La, Pù Bin và Mai Hạ.

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định 1053/NĐ-TTg chia huyện Mai Đà thành huyện Mai Châu và Đà Bắc. Xã Bao La thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Năm 1957, thực hiện Quyết định số 730/QĐ-LK3 của Ủy ban hành chính Liên khu III, xã Bao La được chia tách thành 5 xã, bao gồm: Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Pà Cò và Hang Kia. Năm 1999, thực hiện Nghị định số 15/NĐ-CP, ngày 27/3/1999 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập thị trấn, xã của các huyện: Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn và Yên Thủy. Xã Bao La được chia tách thành 2 xã: Bao La và Tân Sơn.

Ngày nay, trên địa xã có tỉnh lộ 439 chạy qua với chiều dài 4,7 km, cùng hệ thồng các tuyến đường liên xã, liên xóm được nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa với địa phương khác. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.359 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 267,13 ha (chiếm 12%), còn lại là đất khác. Đất đai của xã được hình thành trên nền đất cổ, phát triển trên các đá trầm tích biến chất; đất có kết cấu tốt, độ phì tự nhiên khá.

Địa hình của xã có độ dốc cao và nhiều dãy núi đá vôi tạo thành những thác nước với tiềm năng du lịch. Thác Tù nằm tại xóm Pùng đã và đang được các nhà đầu tư, xây dựng thành điểm du lịch sinh thái. Khí hậu xã Bao La mang đặc trưng nhiệt đới gió ẩm, gió mùa, phân theo thời tiết, một năm có 4 mùa rõ rệt; phân theo lượng mưa chia thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22.50C.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho Bao La mở rộng quan hệ, giao lưu, trao đổi với các địa phương khác về kinh tế - văn hóa, kết hợp phát triển nông – lâm nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

Trên địa bàn xã Bao La có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống tại 8 xóm: Nà Chào, Pùng, Báo, Phày, Quyết Thắng, Dân Tiến, Lọng Sắng, Nà Mòn với 2406 nhân khẩu, trong đó dân tộc Thái chiếm 89%, dân tộc Kinh chiếm (%, dân tộc Mường chiếm 2%. Mỗi dân tộc trên địa bàn xã có phong tục tập quán và truyền thống văn hóa riêng nhưng luôn đoàn kết, gắn bó keo sơn cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống và công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã có 332 thanh niên nhập ngũ(23 liệt sĩ, 11 thương binh, bệnh binh). Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bao La đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 153 Huân, Huy chương các loại và nhiều bằng khen.


            Thế hệ trẻ nơi đây thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao bổ ích, ý nghĩa

Trong bước phát triển KT-XH hôm nay, Bao La có nhiều chuyển biến đáng kể. QP-AN được giữ vững. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10%. Sự nghiệp GD-ĐT, Y tế có nhiều khởi sắc; xã đã hoàn thành chương trình phổ cập GD Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Xã cũng triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hiện nay, xã đang nỗ lực thực hiện có hiệu quả chương xây dựng Nông thôn mới và đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được cải thiện thực sự./.


             Điều kiện học tập của con em Bao La đã được quan tâm, đầu tư nhiều hơn

                         

   PV(tổng hợp)

 

               

 

Các tin khác


Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xã Pù Bin tạo được chuyển tốt trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Pù Bin nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc xã Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), xã Phú Lệ (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), phía Đông xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) và xã Noong Luông; phía Tây giáp xã Vạn Mai và Mai Hạ. Địa bàn xã có Tỉnh lộ 432B chạy qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục