(HBĐT)- Xã
Piềng Vế là xã nằm ở phía tây nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện lỵ
27 km. Tổng diện tích tự nhiên là: 1.550,28 ha. Phía đông giáp xã Bao La; phía tây
giáp xã Thành Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía nam giáp xã Xăm Khòe, phía
bắc giáp các xã: Pà Cò và Cun Pheo.
Sự nghiệp GD&ĐT ở Piềng Vế đã có nhiều đổi mới về nhiều mặt
Piềng vế
là một xã vùng núi đồi có địa hình phức tạp, đồi núi được xen kẽ và chia cắt
bởi các con suối và đồi núi cao, có đường tỉnh lộ 439 đi qua; độ cao trung bình
so với mặt nước biển khoảng 700 đến 710m, nơi cao nhất lên tới 1.000m; địa hình
cao ở phía đông bắc và tây nam tạo ra các thung lũng nhỏ ở giữa kéo thành vật
dài theo các khe núi.
Xã Piềng
Vế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa rõ rệt, xuân –
hạ - thu - đông. Nhiệt độ bình quân trong năm là 210C, nhiệt độ
tháng cao nhất là 370C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 50C;
tháng có nhiệt độ nóng nhất là vào tháng 6, tháng lạnh nhất là tháng 1 hàng
năm. Nhiệt độ các mùa khác nhau, ở vùng đồi núi cao nhiệt độ các tháng lạnh thì
thấp hơn các vùng núi thấp 2 – 30C và mùa đông đến sớm. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 trong năm.
Tuổi thơ Piềng Vế hôm nay được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin
Trước năm 1957, xã Piềng
Về là một bộ phận của xã Bao La. Đến năm 1957, do yêu cầu của thực tế địa
phương, thực hiện Quyết định số 730/QĐ-LK3 của Ủy ban hành chính Liên khu III,
xã Bao La được chia tách thành 5 xã, bao gồm: Bao La, Piềng Vế, Cun Pheo, Pà Cò
và Hang Kia.
Trong các cuộc chống giặc
ngoại xâm, xã có 329 thanh niên lên đường nhập ngũ(17 liệt sĩ, 15 thương binh,
bệnh binh). Xã đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 60 Huân chương kháng chiến,
60 Huy chương kháng chiến cùng 83 bằng khen.
Tính đến thời điểm 2018, toàn
xã có 617 hộ với 2.655 nhân khẩu cùng sinh sống trong 5 xóm: Vế, Vặn, Pạnh,
Băng, Vanh. Có 3 dân tộc: Thái, Mường Kinh, trong dân tộc Thái chiếm 56%, dân
tộc Mường chiếm 41%, còn lại là các dân tộc khác.
Đường làng, ngõ xóm Piềng Vế hôm nay
Là một
xã có nền sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đóng vai trò chủ đạo, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã đã có những chuyển biến rõ rệt, kinh tế ngày càng
phát triển. Piềng
Vế có truyền thống văn hóa phong phú, đan xen của nhiều dân tộc cùng nhau sinh
sống trên địa bàn. Nét văn hóa đó tạo nên sự hòa quyện giữa cái chung và cái
riêng của nền văn hóa cộng đồng và cũng tạo nên đặc sắc của người dân nới đây,
song nổi bật nhất là văn hóa Mường, Thái. Sự nghiệp GD, Y tế được quan tâm ,
đầu tư nhiều mặt. Xã phát triển đồng đều các ngành học, bậc học; chất lượng
giáo dục từng bước được nâng lên. Cơ sở vật chất của GD, Y tế từng bước đáp ứng
được yêu cầu hiện nay. Các mặt đời sống văn hóa, AN-QP cũng tạo được bước
chuyển rõ nét. Hiện nay, xã đang tạo sự đồng sức, đồng lòng của các cấp ủy,
chính quyền và toàn dân để từng bước hoàn các chỉ tiêu của chương trình Nông
thôn mới./.
PV(tổng hợp)
(HBĐT)-Đồng Bảng là
một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía
Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2
xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện
Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội
với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là
điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu,
trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.
(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.
(HBĐT)-Xã Pù Bin nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc xã Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), xã Phú Lệ (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), phía Đông xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) và xã Noong Luông; phía Tây giáp xã Vạn Mai và Mai Hạ. Địa bàn xã có Tỉnh lộ 432B chạy qua.