(HBĐT)- Hang Mỏ Luông(thị trấn Mai Châu-huyện Mai Châu), từng được Bộ VHTT công nhận là thắng cảnh quốc gia(năm 2000).

Hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.
 Hang Mỏ Luông nằm trong lòng núi Pù Khà, thuộc địa phận thị trấn Mai Châu và 1 phần xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 61km về phía Tây bắc. Cửa chính đi vào hang đá thuộc thị trấn Mai Châu, còn cửa phụ đi vào theo dòng nước thuộc xã Chiềng Châu.
Hang Mỏ Luông là một hang động tự nhiên trong các dãy núi đá vôi, trải qua quá trình xâm thực của nước bào mòn đá vôi tạo thành các khối nhũ đá đẹp. Hang Mỏ Luông nằm trong thung lũng có cảnh quan đẹp bởi núi rừng sông suối và các bản làng người Thái trù phú thơ mộng. Do vậy hang Mỏ Luông là loại hình di tích thắng cảnh hang động.
Dãy núi Pù Khà là sườn phía Đông của thung lũng Mai Châu. Hang Mỏ Luông có 2 cửa đều trông ra cánh đồng và các bản làng trong thung lũng. Hang ăn sâu vào lòng núi hơn 500m kể cả ngách. Chiều rộng từ 1m đến 30m. Vòm trần có chiều cao trung bình 10m, chỗ cao nhất 30m.
Hang có 2 cửa chính: Cửa hướng Tây bắc trông ra nhà nghỉ Mai Châu vào bằng đường bộ. Cửa hướng Tây trông ra hồ Mỏ Luông.Từ đường 15 leo lên cửa hang hướng Tây bắc chừng 18m, cửa cao 3m, rộng 2m nằm ở độ cao 8m so với chân núi. Đường lên tương đối thuận tiện. Hang Mỏ Luông có 4 động chính:
Động thứ nhất:có chiều dài 60m, rộng 16m, vòm trần cao 20m. Động được bố cục như một phòng khách lớn, trên vòm trần hai bên vách từng chùm nhũ đá như các cụm đèn trần trang trí, như các bức tranh, các trùm hoa rực rỡ.
Động thứ hai: Cao hơn động thứ nhất khoảng10m. Hai bên vách là các khối nhũ như những ông tiên, ông phật, trên vách là các dải nhũ trắng, vàng, xanh, xám như những đám mây lóng lánh. Các nhũ đá với nhiều hình ảnh sinh động khác nhau tạo cho động sức hấp dẫn kỳ lạ.
Động thứ ba:  qua khe cửa tò vò, rồi luồn qua một đoạn dài chừng 10m, du khách chợt sững sờ khi thấy các dải nhũ buông xuống bên vách động như những bộ đàn đá, khi gõ vào âm thanh vang vọng khác nhau. Du khách được gặp các mó nước, suối nước nhỏ róc rách chảy trong lòng núi…

Động thứ tư: Có chiều dài 15m, rộng 12m, vòm trần cao 25m. Đặc biệt trong lòng động này các khối nhũ đá như được mọc lên từ mặt nền lên với đủ các hình dáng. Trong lòng động nước suối trong vắt in hình các những dải nhũ đá mềm mại từ trên vòm trần rủ xuống. Trong khắp lòng động là vô vàn thạch nhũ rủ từ vòm trần xuống, vươn từ lòng hang lên, từ vách động xoè ra. Các khối nhũ hoà quyện, đan xen vào nhau tạo nên những bức tranh sinh động.

 

 

                                                             PV(tổng hợp)

Các tin khác


Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xã Pù Bin tạo được chuyển tốt trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Pù Bin nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc xã Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), xã Phú Lệ (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), phía Đông xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) và xã Noong Luông; phía Tây giáp xã Vạn Mai và Mai Hạ. Địa bàn xã có Tỉnh lộ 432B chạy qua.

Xã Noong Luông đang từng bước vượt khó nơi vùng cao

(HBĐT)- Noong Luông cách trung tâm huyện Mai Châu 31 km theo đường bộ. Phía Bắc giáp thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc), phía Đông xã Thung Khe và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc); phía Tây giáp xã Pù Bin. Địa hình phức tạp, đa dạng với đồi núi, thung lũng và núi đá đan xen, có độ cao trung bình 800 m so với mặt nước biển, trong đó vị trí cao nhất là 1.184 m, thấp nhất là 455 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục