(HBĐT)-Để lên tới Hang Chiều du khách phải trải qua 1200 bậc đá. Hang Chiều nằm ở hướng Tây Nam của thị trấn Mai Châu(huyện Mai Châu). Cửa hang rộng khoảng 10 – 15m, dài ngược lên đỉnh núi khoảng hơn 30m, cách khu dân cư khoảng 350m. Càng lên cao nhìn xuống, thị trấn Mai Châu trù phú và thơ mộng càng hiện ra rõ nét.

Hang có chiều dài trên 150 mét, chia thành 2 tầng. Từ cửa xuống tầng hang thứ nhất khoảng hơn 15m, nơi đây là động chính, có chiều dài khoảng 50m, rộng hơn 40m, vòm trần cao trung bình 55m. Lòng hang tương đối bằng phẳng, thoáng mát, nhiều sắc màu và uy nghi. Vào đến động chính, cảm giác đầu tiên của du khách là sự choáng ngợp trước rừng thạch nhũ còn nguyên sơ  trùng trùng, điệp điệp, lung linh và huyền ảo. Nhũ mọc từ bên trái, nhô ra từ bên phải,  từ vòm trần rủ xuống, từ đất mọc lên với muôn hình khối và màu sắc, dáng vẻ sinh động với bao hình thái và tư thế khác nhau. Mỗi khối nhũ đều gợi ta liên tưởng đến thế giới sống động của muôn loài.

Bước vào cửa hang,du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh kỳ thú, gắn với những liên tưởng đẹp, phong phú. Càng đi sâu vào hang, du khách sẽ thực sự bất ngờ trước vẻ đẹp kì vĩ của rừng thạch nhũ đua nhau khoe sắc.. Tất cả đều hòa chung, tạo nên cảnh sắc của bức tranh hoành tráng  mà thiên nhiên ban tặng. Tầng thứ nhất và tầng thứ 2, mỗi tầng đều có những  cảnh sắc đẹp từ màu sắc của đá, của nhũ với hình ảnh ông Bụt, các con vật nơi núi rừng Tây Bắc…

Leo lên khoảng 30m về bên trái, du khách sẽ thích thú trước cảnh đẹp kỳ vĩ và huyền ảo của rừng nhũ đá. Chúng mang vẻ bí ẩn, có những đường nét uyển chuyển, cân đối và được xếp đặt cực kỳ khoa học và hoàn chỉnh. Nơi đây, có bức tượng khiến nhiều người liên tưởng đến cô gái Thái. Tiếp tục đi xuống chừng 80m, đường hơi quanh co, uốn lượn. Nhũ từ trần hang rủ xuống, chảy dài óng ánh như tấm lụa bạc. Đi đến cuối hang là một dòng suối nhỏ, luôn có nước trong vắt và mát lành. Cùng những khối, những giải nhũ lớn tựa bức tranh của thiên nhiên, lung linh huyền ảo và kỳ thú, bầu không khí trong lành sẽ làm cho du khách như đang sống trong khung cảnh thần tiên, đang cùng hưởng không khí với hàng triệu sinh linh hóa đá.

Đến Mai Châu…du khách không chỉ tận hưởng những vẻ đẹp của bản Lác, bản Văn, hay các thác nước, thung lũng Mai Châu lãng đãng sương khói, mà còn được trải nghiệm vẻ đẹp của các hang động, mà Hang Chiều là điểm hấp dẫn cần khám phá khi đến Mai Châu vùng cao./.

 

                                                 PV(Tổng hợp)

 

Các tin khác


Cun Pheo-vượt khó nơi miền xa

(HBĐT)- Cun Pheo là một xã miền núi, có địa hình tương đối phức tạp nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 31 km. Phía Bắc giáp xã Hang Kia; phía Đông Bắc giáp xã Pà Cò; phía Đông giáp xã Piềng Vế; phía Đông Nam giáp xã Thanh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Xuân Nha của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Vạn Mai, có nhiều tiềm năng trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Vạn Mai là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Mai Châu 15km về phía Đông Nam. Xã có quốc lộ 15 chạy qua, đây là trục đường chiến lược quan trọng nối liền giữa các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa lên Tây Bắc và sang biên giới Việt – Lào. Phía Bắc giáp xã Mai Hạ, phía Đông giáp xã Pù Bin, phía Tây giáp xã Mai Hịch, phía Nam giáp xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Xã Đồng Bảng, phát huy lợi thế trong phát triển bên Quốc lộ 6

(HBĐT)-Đồng Bảng là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 8 km về phía Bắc. Phía Bắc giáp xã Phúc Sạn; phía Đông giáp 2 xã: Ba Khan và Tân Mai; phía Nam giáp 2 xã: Nà Mèo và Tòng Đậu; phía Tây giáp các xã: Tân Sơn và xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Trên địa bàn xã có quốc lộ 6, con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam. Đây là điều kện thuận lợi cho xã Đồng Bảng phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, trao đổi hàng hóa với các địa phương trong huyện cũng như các tỉnh khác.

Xã Tân Sơn đang dần khẳng định mình trong phát triển KT-XH

(HBĐT)- Tân Sơn là một xã vùng cao của huyện Mai Châu, cách huyện lỵ 18 km về hướng Tây Bắc. Phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La); phía Đông giáp 2 xã: Đồng Bảng và Nà Mèo; phía Nam giáp xã Bao La; phía Tây giáp xã Pà Cò.

Xã Phúc Sạn khắc phục khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới

(HBĐT)-Phúc Sạn là xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km. Phía Đông và phía Bắc giáp xã Tân Mai, phía Nam giáp xã Đồng Bảng, phía Tây và phía Bắc giáp xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi cao và các thung lũng đan xen. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 300 – 400m.

Xã Pù Bin tạo được chuyển tốt trong phát triển KT-XH

(HBĐT)-Xã Pù Bin nằm ở phía Đông Nam của huyện Mai Châu. Phía Bắc xã Chiềng Châu và thị trấn Mai Châu; phía Nam giáp xã Lũng Cao (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), xã Phú Lệ (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa), phía Đông xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) và xã Noong Luông; phía Tây giáp xã Vạn Mai và Mai Hạ. Địa bàn xã có Tỉnh lộ 432B chạy qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục