Việc triển khai hiệu quả Đề án số 03-ĐA/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025” đã tạo bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc.


Việc xây dựng, chuẩn hoá các sản phẩm OCOP đã tạo bước phát triển cho sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Đà Bắc.

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai đồng bộ các giải pháp để cụ thể hóa Đề án số 03-ĐA/TU, từ công tác tuyên truyền đến xây dựng kế hoạch hành động. Trong đó, huyện tổ chức hơn 300 cuộc tuyên truyền, tiếp cận hơn 10.000 lượt người, giúp người dân hiểu rõ mục tiêu và lợi ích của đề án. Cùng với đó, huyện chú trọng đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Đến nay, toàn huyện đã kiên cố hóa 142,6 km kênh mương, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho hơn 90% diện tích cây hàng năm. Đặc biệt, hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp với tổng chiều dài đường bộ đạt 1.351,25 km, tăng 82,75 km so với năm 2021.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đà Bắc triển khai đa dạng hình thức quảng bá và tiêu thụ sản phẩm chủ lực đến thị trường chính là Thủ đô Hà Nội. Đẩy mạnh đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực. Hiện nay, toàn huyện có 8 cơ sở được chứng nhận VietGAP gồm: Hợp tác xã (HTX) đa nghề Yên Lý; Tổ hợp tác trồng cây có múi xóm Sèo; HTX đa nghề Đồng Chum; Tổ hợp tác Ngà Việt Nam; HTX Dịch vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp Hiền Lương; Hộ nuôi trồng thủy sản Lê Văn Bình; Công ty TNHH thủy sản Hưng Nguyên; HTX Nông nghiệp, dịch vụ, cung ứng thực phẩm Đà Bắc.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một trong những trọng tâm trong phát triển nông nghiệp của huyện gắn với xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2018 - 2024, huyện Đà Bắc có 14 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Đến nay, có 8 sản phẩm vẫn duy trì hoạt động, như: thịt lợn bản địa Tân Minh, gà đồi Tân Minh (xã Tân Minh) và các sản phẩm cá của HTX Đà Giang Eco (xã Tiền Phong). Các sản phẩm này không chỉ góp phần quảng bá thương hiệu nông sản địa phương, mà còn thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Theo chia sẻ của anh Xa Ngọc Hưng, Giám đốc HTX Đà Giang Eco, nghề nuôi cá lồng đã phát triển hàng chục năm trên địa bàn xã Tiền Phong. Tuy nhiên, trước đây do khó khăn về đầu ra, chưa tiếp cận được các ứng dụng khoa học kỹ thuật nên nghề nuôi cá phát triển manh mún. Đầu năm 2023, HTX Đà Giang Eco thành lập đã thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ cá với các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn xã Tiền Phong. Đặc biệt, HTX xây dựng thành công các sản phẩm OCOP về cá sông Đà. Qua đó giúp HTX thuận lợi hơn trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị của sản phẩm và thu nhập cho người dân.

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Đà Bắc vẫn gặp không ít khó khăn, như: thị trường tiêu thụ nông sản chưa ổn định, giá vật tư đầu vào cao, thiên tai xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến đời sống người dân. Một số sản phẩm OCOP hoạt động còn nhỏ lẻ, chưa phát huy hết tiềm năng. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp vẫn chậm, việc nhân rộng các mô hình kinh tế, mô hình sản xuất thâm canh đạt hiệu quả cao còn hạn chế; mức đầu tư thâm canh cho cây trồng thấp.

Để khắc phục những hạn chế, huyện Đà Bắc tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp.



Viết Đào

Các tin khác


Xã Nam Thượng về đích nông thôn mới nâng cao

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao. Đến nay, Nam Thượng đã "cán đích” như mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,9%

Với hệ thống thủy lợi đã phủ rộng đến các xã trong tỉnh, việc cấp nước tưới được chủ động đảm bảo phục vụ sản xuất cho mùa vụ. Năm 2024, công tác quản lý, xây dựng thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo kế hoạch năm; đồng thời chủ động, kịp thời ứng phó với các tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra.

Khởi sắc xã nông thôn mới Đa Phúc

Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cuối năm 2023, xã Đa Phúc được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy tinh thần đoàn kết, sau 1 năm cán đích NTM, diện mạo nông thôn của xã ngày càng khởi sắc, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Chung tay xây dựng nông thôn mới

Với xuất phát điểm thấp, những năm qua, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện vùng cao Đà Bắc đã nỗ lực, chung tay để xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, huyện đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Lạc Sỹ về đích nông thôn mới

Lạc Sỹ là xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy. Xã có 546 hộ dân, 2.426 nhân khẩu, 99,6% là dân tộc Mường. Kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào đồi rừng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm trở lại đây, diện mạo nông thôn xã Lạc Sỹ có nhiều đổi thay. Những ngôi nhà kiên cố, những con đường được bê tông hóa, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên.

Bảo vệ môi trường nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới 

Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường khu vực nông thôn, làng nghề. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn ngày càng được đổi mới, đời sống người dân từng bước được nâng lên. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục